Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Thần kinh-Tinh thần » Bại não

Bại não là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Bại não là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Bại não. Phân loại Bệnh Bại não có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh Bại não bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh Bại não, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh Bại não. Và những điều cần biết khác về Bại não. Tìm hiểu xem Bệnh Bại não có nguy hiểm không? Bại não có lây không? Bại não có di truyền không?

Bại não

Bại não là bệnh gì?

Bại não là bệnh làm não bộ bị tổn thương, dẫn tới rối loạn vận động, chậm phát triển và ảnh hưởng đến thị giác, thính giác, tứ chi của trẻ. Bệnh gây ra hậu quả nặng nề cho bệnh nhân trong suốt cuộc đời, gia đình mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội.

Bại não Là gì

Nguyên nhân nào gây Bệnh Bại não?

1. Trước khi sinh 

Một số nguyên nhân trước khi sinh gây ra bại não:

  • Sinh thiếu tháng dưới 36 tuần.

  • Sinh nhẹ cân, dưới 2.500 gram.

  • Bào thai bị nhiễm trùng.

  • Lạm dụng thuốc.

  • Não bào thai bị thiếu oxy.

  • Chấn thương.

  • Người mẹ bị cường giáp, động kinh, tiền sản giật.

  • Đa thai.

2. Trong lúc sinh

Một số trường hợp có thể gây bại não trong khi sinh gồm:

  • Thời gian chuyển dạ kéo dài, khi sinh gặp khó khăn.

  • Sang chấn lúc sinh.

  • Nhịp tim rối loạn.

  • Thiếu oxy não.

  • Vỡ ối sớm.

3. Sau khi sinh 

Một số vấn đề sau khi sinh có thể dẫn đến bại não gồm:

  • Bị viêm não và viêm màng não.

  • Co giật.

  • Thiếu oxy lên não.

  • Có các bệnh rối loạn đông máu.

  • Phần đầu bị chấn thương.

  • Nồng độ bilirubin trong máu tăng quá cao.

  • Trẻ bị viêm màng não, viêm não.

Bại não Nguyên nhân

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Bại não là gì?

Tùy theo mức độ bệnh, bệnh nhân có các triệu chứng khác nhau. Theo thời gian, các triệu chứng của bệnh bại não có thể giảm bớt hoặc nặng hơn. Tuy nhiên, tiến triển của bệnh còn tùy thuộc vào phần tổn thương của não bộ. 

Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bại não bao gồm:

  • Trương lực cơ quá cứng: chân tay hoạt động không linh hoạt, cơ thể cứng đờ.

  • Trương lực cơ quá mềm: trẻ có tư thế đầu rũ xuống, không ngẩng lên được, người trẻ mềm nhão

  • Trẻ thiếu sự cân bằng và không phối hợp vận động.

  • Chân tay run rẩy, thường có  các chuyển động bất thường.

  • Trẻ cử động chậm chạp, có một số động tác gần như múa.

  • Chậm linh hoạt trong các mốc như lẫy, ngồi, bò, giữ đầu cổ, chạy nhảy,...

  • Gặp nhiều khó khăn khi đi lại, như đi bằng ngón chân,  dáng đi khom người, dáng đi không đối xứng.

  • Gặp vấn đề với việc nuốt, bị chảy dãi quá mức.

  • Khi bú mẹ hoặc ăn uống gặp nhiều khó khăn.

  • Chậm nói, khó khăn khi giao tiếp.

  • Không tiếp thu trong học tập.

  • Không có kỹ năng trong các hoạt động cần có sự linh hoạt.

  • Co giật.

Bại não Triệu chứng

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Bại não bằng cách nào?

Các biện pháp chẩn đoán bệnh bại não bao gồm: khám và đánh giá triệu chứng, khai thác bệnh sử, kiểm tra tâm thần kinh. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm bao gồm:

  • Điện não đồ: nhằm đánh giá hoạt động điện của não, được chỉ định khi bệnh nhân có dấu hiệu động kinh, co giật. 

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): nhằm phát hiện các bất thường, tổn thương ở não. 

  • CT scan não: nhằm phát hiện những tổn thương ở não. 

  • Siêu âm: tạo ra các hình ảnh cơ bản về não của bệnh nhân, đây là phương pháp có chi phí thực hiện thấp và cho kết quả nhanh. 

  • Xét nghiệm máu: tìm ra các rối loạn đông máu ở bệnh nhân (nếu có). 

Khi nghi ngờ mắc bại não, bệnh nhân có thể được chỉ định khám với các chuyên gia về thần kinh học để được thăm khám chuyên sâu hơn. 

Bại não Xét nghiệm và chẩn đoán

Biện pháp trị Bại não và phác đồ điều trị Bệnh Bại não là gì?

Điều trị bại não hiện đang được áp dụng rất nhiều phương pháp đa dạng khác nhau. Trong số đó, phục hồi chức năng đang được áp dụng rộng rãi nhất và mang lại hiệu quả rất tốt. 

Khi điều trị, cần xác định rằng thời gian điều trị bệnh sẽ kéo dài và cần sử dụng xen kẽ nhiều phương pháp điều trị như phục hồi chức năng vận động, ngôn ngữ, trị liệu,... Việc điều trị cũng không chỉ được thực hiện tại các bệnh viện mà còn phải được thực hiện ngay tại gia đình. Ưu tiên hàng đầu của việc điều trị là giúp trẻ hòa nhập với xã hội.  

1. Hỗ trợ

Việc hỗ trợ các biến chứng của bệnh giúp cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe và giúp bệnh nhân có thể hòa nhập được với cuộc sống. Có thể thực hiện các phương pháp hỗ trợ sau:

  • Tập đi bộ thường xuyên.

  • Xe lăn.

  • Sử dụng các loại nẹp để cố định khớp.

  • Sử dụng máy trợ thính.

  • Đeo kính mắt hỗ trợ thị lực.

Bên cạnh các phương pháp vừa nêu trên, trẻ mắc bại não còn được tập đi lại, tập giao tiếp, mặc quần áo, tự ăn uống và tự vệ sinh cá nhân.

2. Sử dụng thuốc

Các thuốc giãn cơ và thuốc chống co giật được sử dụng phổ biến cho những bệnh nhân bại não, nhằm hạn chế tối đa các biến chứng mà bệnh có thể gây ra.

3. Phẫu thuật 

Phương pháp này có thể cải thiện được các biện chứng một cách hiệu quả. Phẫu thuật có thể cải thiện được tình trạng xương biến dạng hay căng cơ, giúp bệnh nhân có thể vận động được một cách cơ bản.

Ngoài ra với những trường hợp bệnh nhân đau hoặc co cứng, có thể lựa chọn phương pháp cắt dây thần kinh để giảm đau.

Bại não Cách điều trị

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 24/08/2023 03:34