Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Tâm thần » Trầm cảm

Trầm cảm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Trầm cảm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Trầm cảm. Phân loại Bệnh Trầm cảm có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh Trầm cảm bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh Trầm cảm, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh Trầm cảm. Và những điều cần biết khác về Trầm cảm. Tìm hiểu xem Bệnh Trầm cảm có nguy hiểm không? Trầm cảm có lây không? Trầm cảm có di truyền không?

Trầm cảm

Trầm cảm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, xét nghiệm và chẩn đoán. Biện pháp điều trị Trầm cảm

Trầm cảm là bệnh gì?

Trầm cảm là một tình trạng bệnh lý – rối loạn tâm trạng làm cho người bệnh luôn cảm thấy buồn bã, không còn nhiều hứng thú trong cuộc sống, nó ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Còn được gọi là rối loạn trầm cảm nặng hoặc trầm cảm lâm sàng, nó ảnh hưởng đến cách người bệnh cảm nhận, suy nghĩ và cư xử và dẫn đến nhiều ảnh hướng về vấn đề liên quan đến cảm xúc và thể chất. Người bệnh có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày và đôi khi có thể cảm thấy như thể cuộc sống không đáng sống.

Không chỉ là một cơn buồn, trầm cảm không phải là một điểm yếu và người bệnh không thể dễ dàng "thoát khỏi" nó. Nhưng đừng nản lòng. Trầm cảm đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì điều trị lâu dài, hầu hết người bị trầm cảm sẽ cảm thấy tốt hơn khi được điều trị.

Trầm cảm là bệnh gì?

Nguyên nhân nào gây Bệnh Trầm cảm?

Nguyên nhân của hội chứng trầm cảm chủ yếu vẫn chưa được biết. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng này như:

  • Sự kết hợp giữa gen và tình trạng căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chất hóa học của não và giảm khả năng duy trì tâm trạng ổn định.

  • Người bệnh bị rối loạn/mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.

  • Trầm cảm nặng cũng có thể được kích hoạt bởi: Sử dụng rượu hoặc ma túy, mắc một số bệnh như ung thư hoặc suy giáp, sử dụng thuốc như steroid.

Nguyên nhân nào gây Bệnh Trầm cảm?

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Trầm cảm là gì?

1. Triệu chứng của trầm cảm

Mặc dù trầm cảm có thể chỉ xảy ra một lần trong đời nhưng mọi người thường có nhiều giai đoạn. Trong các giai đoạn này, các triệu chứng xảy ra gần như cả ngày, gần như hàng ngày và có thể bao gồm:

1.1. Các triệu chứng chính/đặc trưng của bệnh trầm cảm

  • Khí sắc thay đổi duy trì ít nhất trong 2 tuần bao gồm: Cảm giác buồn bã, đẫm nước mắt, trống rỗng hoặc vô vọng.

  • Giảm năng lượng và cảm thấy mệt mỏi tăng cường: Những cơn giận dữ bùng phát, cáu kỉnh hoặc thất vọng, thậm chí chỉ vì những vấn đề nhỏ nhặt.

  • Không còn cảm thấy hứng thú hay cảm nhận được niềm vui trong các hoạt động hàng ngày liên quan đến sở thích, thể thao thậm chí là tình dục.

1.2. Các triệu chứng phổ biến khác của bệnh trầm cảm 

  • Giảm sự tập trung, chú ý: Lo lắng, kích động hoặc bồn chồn, chậm suy nghĩ, nói hoặc cử động cơ thể.

  • Khó khăn ra quyết định, giảm lòng tin: Mệt mỏi và thiếu năng lượng, vì vậy ngay cả những nhiệm vụ nhỏ cũng cần nỗ lực hơn, rắc rối suy nghĩ, khó để tập trung, đưa ra quyết định và ghi nhớ mọi thứ.

  • Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi, ám ảnh về những thất bại trong quá khứ hoặc tự trách mình

  • Luôn có những suy nghĩ về cái chết hoặc tái diễn về cái chết. Người bệnh có ý nghĩ tự tử hoặc cố gắng tự tử.

Trầm cảm Triệu chứng

Người bị trầm cảm luôn có ý nghĩ tự tử hoặc cố gắng tự tử.

  • Không có cảm giác thèm ăn và giảm cân hoặc ngược lại tăng cảm giác thèm ăn và dẫn đến tăng cân.

  • Giấc ngủ không ổn định: mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.

  • Đối với nhiều người bị trầm cảm, các triệu chứng thường nghiêm trọng đến mức gây ra những vấn đề đáng chú ý trong các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như: không thể tập trung vào công việc, các hoạt động, mối quan hệ giữa người với người. Họ luôn cảm thấy buồn bã, bất hạnh, đau khổ mà thực sự không biết rõ nguyên nhân tại sao.

2. Triệu chứng trầm cảm trên 1 số đối tượng đặc biệt

2.1. Triệu chứng trầm cảm ở đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên

  • Ở những trẻ nhỏ hơn, triệu chứng bao gồm buồn bã, cáu kỉnh, đeo bám, lo lắng, đau nhức, không chịu đi học hoặc nhẹ cân.

  • Ở thanh thiếu niên, các triệu chứng có thể bao gồm buồn bã, cáu kỉnh, cảm thấy tiêu cực và vô dụng, tức giận, học kém hoặc đi học kém, cảm thấy bị hiểu lầm và cực kỳ nhạy cảm, sử dụng thuốc kích thích hoặc rượu, ăn hoặc ngủ quá nhiều, tự làm hại bản thân, mất hứng thú trong các hoạt động thường ngày và hạn chế/tránh giao tiếp xã hội.

Trầm cảm Triệu chứng

Người trầm cảm thích ở nhà và hạn chế giao tiếp xã hội.

2.2. Triệu chứng trầm cảm ở người lớn tuổi

Trầm cảm không phải là một phần bình thường của tuổi già và không bao giờ được xem nhẹ. Các triệu chứng ở người lớn tuổi sẽ ít rõ ràng hơn so với những triệu chứng ở người lớn tuổi:

  • Trí nhớ khó khăn hoặc thay đổi tính cách.

  • Đau nhức hoặc đau đớn về thể chất.

  • Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ hoặc mất hứng thú với tình dục - không phải do bệnh lý hoặc thuốc gây ra.

  • Không muốn ra ngoài giao lưu, thử thách những điều mới, chỉ muốn ở nhà hơn.

  • Suy nghĩ hoặc cảm xúc tự tử, đặc biệt là ở những người đàn ông lớn tuổi.

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Trầm cảm là gì?

Biện pháp trị Trầm cảm và phác đồ điều trị Bệnh Trầm cảm là gì?

1.  Nguyên tắc điều trị trầm cảm

  • Chú ý đến các nguyên nhân dẫn đến trầm cảm và giải quyết từ nguyên nhân.

  • Làm giảm và mất hoàn toàn các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải

  • Cần phải phòng ngừa tái phát trầm cảm.

2. Liệu pháp dùng thuốc

2.1. Các thuốc thuộc nhóm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)

Là loại thuốc được kê đơn thường xuyên nhất, nó giúp ức chế sự phân hủy serotonin – chất dẫn truyền thần kinh trong não chịu trách nhiệm về tâm trạng, giúp cải thiện tâm trạng và tạo ra các giấc ngủ lành mạnh, dẫn đến làm tăng lượng serotonin trong não.

Những người bị trầm cảm thường được cho là có mức serotonin thấp. SSRI có thể làm giảm các triệu chứng của trầm cảm bằng cách tăng lượng serotonin có sẵn trong não.

SSRI bao gồm các loại thuốc như fluoxetine, citalopram, sertraline, fluvoxamine, paroxetine.

2.2. Các thuốc thuộc nhóm ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI)

Bao gồm Venlafaxine, Duloxetine, những chất này ảnh hưởng đến serotonin và norepinephrine, giúp cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

2.3. Một số loại thuốc khác

Nhóm MAOI: ít được sử dụng do có nhiều tương tác thuốc

Thuốc chống trầm cảm ba vòng là thuốc chống trầm cảm không điển hình, như bupropion, Amitriptylin, Clomipramin có thể được sử dụng khi các loại thuốc khác không có tác dụng.

3. Trị liệu tâm lý

Liệu pháp tâm lý hoặc liệu pháp nói chuyện, có thể điều trị hiệu quả cho những người mắc bệnh trầm cảm. Nó liên quan đến việc gặp gỡ chuyên gia sức khỏe tâm thần thường xuyên để nói về tình trạng và các vấn đề liên quan.

Trầm cảm Cách điều trị

Trị liệu tâm lý giúp điều trị hiệu quả cho những người mắc bệnh trầm cảm

Tâm lý trị liệu có thể giúp:

  • Người bệnh dễ thích nghi và vượt qua khủng hoảng hoặc sự kiện căng thẳng.

  • Làm việc để đạt được một quan điểm cân bằng về một tình huống nhất định và hành động phù hợp với các giá trị thay vì dựa trên tâm trạng.

  • Tìm ra những cách tốt hơn để đối phó với những thách thức và giải quyết vấn đề.

  • Tăng lòng tự trọng.

  • Giúp bệnh nhân lấy lại cảm giác hài lòng về cuộc sống và có thể kiểm soát cuộc sống mình mong muốn.

4. Thay đổi lối sống

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Sử dụng những thực phẩm bổ dưỡng có lợi cho tâm trí và cơ thể. Đưa ra lựa chọn những thực phẩm lành mạnh có lợi cho sức khỏe tinh thần như những thực phẩm giàu omega 3: cá hồi, giàu vitamin B: ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt…

  • Tránh uống rượu và ăn một số thực phẩm chế biến sẵn.

  • Tăng cường tập thể dục: tập thể dục ngoài trời dưới ánh sáng mặt trời vừa phải, có thể cải thiện tâm trạng và khiến bạn cảm thấy tốt hơn.

  • Ngủ ngon: ngủ đủ giấc mỗi đêm (7- 9 tiếng mỗi đêm).

Biện pháp trị Trầm cảm và phác đồ điều trị Bệnh Trầm cảm là gì?

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 30/04/2023 04:58