Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Răng-Hàm-Mặt » Bệnh nướu và nha chu

Bệnh nướu và nha chu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Bệnh nướu và nha chu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Bệnh nướu và nha chu. Phân loại Bệnh nướu và nha chu có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh nướu và nha chu bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh nướu và nha chu, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh nướu và nha chu. Và những điều cần biết khác về Bệnh nướu và nha chu. Tìm hiểu xem Bệnh nướu và nha chu có nguy hiểm không? Bệnh nướu và nha chu có lây không? Bệnh nướu và nha chu có di truyền không?

Bệnh nướu và nha chu

Bệnh nướu và nha chu là bệnh gì?

Bệnh nướu và nha chu là các bệnh răng miệng phổ biến hiện nay. Bệnh viêm nướu răng là tình trạng xuất hiện các dấu sưng đỏ và rất dễ chảy máu ở nướu. Viêm nướu là tình trạng viêm nhẹ, khi răng miệng không được chăm sóc thích hợp thì sẽ tiến triển nặng thành viêm nha chu.

  • Bệnh viêm nướu có thể điều trị triệt để ở giai đoạn đầu và không nguy hiểm.

  • Bệnh nha chu là hậu quả của quá trình viêm khởi đầu ở nướu lan rộng tới tổ chức quanh răng, làm phá hủy xương ổ răng, xương răng và dây chằng nha chu. Bệnh hay gặp ở những người tuổi trung niên và người già. Đây là một trong các nguyên nhân thường gặp gây mất răng ở người lớn. Bệnh rất dễ bị bỏ qua vì có diễn tiến thầm lặng nên và thường được phát hiện muộn khi bệnh đã nặng.

Bệnh nướu và nha chu Là gì

Nguyên nhân nào gây Bệnh nướu và nha chu?

Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bệnh nướu và nha chu là vệ sinh răng miệng kém và suy yếu hệ miễn dịch thúc đẩy hình thành các mảng bám. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ các mảng bám. Mảng bám răng cần được loại bỏ hàng ngày trong vòng 24 giờ. Các mảng bám và vôi răng kích thích sự phát triển của vi khuẩn gây ra viêm nướu. Theo thời gian, nướu răng trở nên phù nề, sưng đỏ và dễ dàng chảy máu.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh nướu và nha chu có thể kể đến như:

  • Tác hại của thuốc lá 

  • Phụ nữ mang thai và sau khi sinh có sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể

  • Một số bệnh như ung thư, đái tháo đường,… làm suy yếu hệ miễn dịch cũng có thể gây bệnh

  • Do tác dụng không mong muốn của một số thuốc như thuốc chống trầm cảm,  thuốc kháng histamin,… làm giảm tiết nước bọt (nước bọt có vai trò làm sạch vi khuẩn), từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.

Bệnh nướu và nha chu Nguyên nhân​​​​​​​

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh nướu và nha chu là gì?

Một số triệu chứng có thể gặp ở giai đoạn viêm nướu:

  • Vôi răng đóng ở cổ răng.

  • Nướu đổi màu, có màu tím thẫm hoặc đỏ thẫm thay vì là màu hồng.

  • Nướu sưng to.

  • Dễ bị chảy máu lúc đánh răng.

  • Nếu viêm nướu nặng, nướu có thể tự chảy máu dù không có bất cứ kích thích nào.

Một số triệu chứng ở giai đoạn viêm nha chu gồm:

  • Nướu tự chảy máu.

  • Hơi thở hôi.

  • Nướu sưng đỏ và bị tách ra khỏi răng.

  • Ở nướu răng có mủ chảy ra.

  • Ăn nhai không bình thường.

  • Răng thưa ra hoặc lung lay.

Bệnh nướu và nha chu Triệu chứng

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh nướu và nha chu bằng cách nào?

  • Đầu tiên, bệnh nhân được hỏi về tiền sử và các yếu tố có thể liên quan đến bệnh. Sau đó bệnh nhân sẽ được kiểm tra toàn diện răng, nướu và các mô mềm khác.

  • Bước quan trọng trong chẩn đoán là đánh giá túi nha chu. Bệnh nhân sẽ được kiểm tra túi nha chu của từng răng (nếu có) bằng các dụng cụ đo túi đặc biệt. Nha sĩ cũng sẽ ghi nhận các dấu hiệu vôi răng, chảy máu, độ lung lay răng, độ tụt nướu. Thông thường, độ sâu của túi nha chu là từ 1-3mm. Nếu túi có độ sâu trên 4mm thì bệnh nhân được ghi nhận có bệnh nha chu.

  • Cận lâm sàng: xét nghiệm máu, đường huyết, chụp X quang,… Nếu nha sĩ ghi nhận bệnh nhân có viêm nha chu, một số xét nghiệm cận lâm sàng sẽ được thực hiện. Ví dụ như chụp X-quang để đánh giá tình trạng tiêu xương. Xét nghiệm máu và đường huyết giúp chẩn đoán các bệnh lý liên quan.

Bệnh nướu và nha chu Xét nghiệm và chẩn đoán

Biện pháp trị Bệnh nướu và nha chu và phác đồ điều trị Bệnh nướu và nha chu là gì?

  • Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng: vệ sinh răng miệng đúng cách là vô cùng quan trọng. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng tốt, việc điều trị bệnh nướu và nha chu là hoàn toàn vô nghĩa. Bệnh nhân viêm nướu và viêm nha chu thường được nha sĩ yêu cầu thực hiện lại các bước vệ sinh răng miệng. Đây là cách để xác định mức độ và khả năng thực hiện vệ sinh răng miệng của bệnh nhân. Việc hướng dẫn bệnh nhân thực hiện đúng và chi tiết các bước sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng răng miệng. Đồng thời giúp duy trì sự khỏe mạnh của răng miệng và hỗ trợ cho việc điều trị bệnh.

  • Lấy vôi răng, xử lý mặt chân răng: khi điều trị bệnh nướu và nha chu, đầu tiên bệnh nhân sẽ được cạo vôi răng. Bệnh nhân sẽ được loại bỏ vôi răng vài phục hồi các vị trí răng nhô ra, đây là vị trí mảng bám dễ bị lưu giữ và khó loại bỏ. Nếu bệnh viêm nha chu tiến triển, các mảng bám và vôi răng cả trên và dưới nướu cần được loại bỏ. Đây gọi là xử lý mặt chân răng, thực hiện phức tạp hơn và tốn nhiều thời gian hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các thuốc kháng sinh, kháng viêm để hỗ trợ điều trị. Nếu các phương pháp điều trị này không đem lại hiệu quả, nha sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân thực hiện phẫu thuật.

  • Tái khám định kỳ: đây là điều vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh nướu và nha chu. Tái khám định kỳ giúp đánh giá hiệu quả điều trị và tình trạng bệnh. Nếu bệnh nhân đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị, cần thực hiện duy trì các phương pháp này. Nếu không đáp ứng, phương pháp điều trị sẽ được thay đổi kịp thời. Đối với viêm nha chu, tái khám sẽ giúp theo dõi bệnh ngừng lại hay tiến triển để có kế hoạch điều trị phù hợp. Mỗi lần tái khám, nha sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện lại các bước vệ sinh răng miệng hằng ngày. Mục đích là để đánh giá khả năng duy trì vệ sinh có tốt không và đánh giá khả năng tái phát bệnh.

Bệnh nướu và nha chu Cách điều trị

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 23/08/2023 07:36