Biện pháp trị Tăng tiết mồ hôi và phác đồ điều trị Bệnh Tăng tiết mồ hôi là gì?
Điều trị chứng tăng tiết mồ hôi có thể bắt đầu bằng việc điều trị tình trạng gây ra. Nếu không tìm ra nguyên nhân, việc điều trị tập trung vào việc kiểm soát mồ hôi nhiều. Nếu thói quen tự chăm sóc mới không cải thiện các triệu chứng, có thể sử dụng một số biện pháp sau đây. Ngay cả khi tình trạng đổ mồ hôi được cải thiện sau khi điều trị, bệnh vẫn có thể tái phát.
1. Sử dụng thuốc
Sử dụng một số loại thuốc kê đơn chứa nhôm clorua giúp điều trị tình trạng tăng tiết mồ hôi
Các loại thuốc dùng để điều trị chứng tăng tiết mồ hôi bao gồm:
-
Thuốc chống mồ hôi theo đơn: thuốc chống mồ hôi có nhôm clorua (Drysol, Xerac AC). Thoa thuốc lên da khô trước khi đi ngủ. Sau đó rửa sạch sản phẩm khi thức dậy, cẩn thận để không dính vào mắt. Khi bắt đầu thấy kết quả từ việc sử dụng thuốc hàng ngày trong vài ngày, có thể giảm xuống một hoặc hai lần một tuần để duy trì hiệu quả.
-
Một số loại kem bôi hoặc khăn lau lâm sàng: Các loại kem bôi được kê theo toa có chứa glycopyrrolate có thể giúp điều trị chứng tăng tiết mồ hôi ảnh hưởng đến mặt và đầu. Khăn lau ngâm trong glycopyrronium tosylate (Qbrexza) có thể làm dịu các triệu chứng ở bàn tay, bàn chân và nách. Các tác dụng phụ có thể xảy ra của các sản phẩm này bao gồm kích ứng da nhẹ và khô miệng.
-
Thuốc ức chế thần kinh: Một số loại thuốc uống giúp ngăn chặn các dây thần kinh kích hoạt tuyến mồ hôi.
-
Thuốc chống trầm cảm: Một số loại thuốc dùng cho trầm cảm cũng có thể làm giảm tiết mồ hôi. Thuốc cũng có thể giúp giảm lo lắng.
-
Tiêm botulinum: Điều trị bằng độc tố botulinum (Botox) ngăn chặn các dây thần kinh kích hoạt tuyến mồ hôi. Hầu hết mọi người không cảm thấy đau nhiều trong suốt quá trình.
2. Phẫu thuật và các thủ thuật khác
2.1. Điện di ion
Với phương pháp điều trị tại nhà này, người bệnh ngâm tay hoặc chân vào nước trong khi một thiết bị chạy dòng điện nhẹ qua nước. Dòng điện chặn các dây thần kinh kích hoạt đổ mồ hôi. Người bệnh có thể mua thiết bị nếu có đơn thuốc.
Người bị đổ mồ hôi nhiều sẽ cần ngâm các khu vực bị ảnh hưởng trong 20 đến 40 phút. Lặp lại điều trị 2 đến 3 lần một tuần cho đến khi các triệu chứng được cải thiện. Sau khi có kết quả, có thể giảm phương pháp điều trị xuống một lần một tuần hoặc một lần một tháng để duy trì hiệu quả.
2.2. Liệu pháp vi sóng
Với liệu pháp này, một thiết bị cầm tay (miraDry) sẽ phát năng lượng vi sóng để phá hủy tuyến mồ hôi ở nách. Phương pháp điều trị bao gồm hai phiên 20 đến 30 phút, cách nhau ba tháng. Các tác dụng phụ có thể xảy ra là thay đổi cảm giác trên da và một số khó chịu. Tác dụng phụ lâu dài là không rõ.
2.3. Loại bỏ tuyến mồ hôi
Nếu chỉ đổ mồ hôi nhiều ở nách, có thể đề nghị loại bỏ các tuyến mồ hôi đó. Điều này có thể được thực hiện bằng cách cạo chúng đi (nạo), hút chúng ra (hút mỡ) hoặc sử dụng kết hợp cả hai (hút nạo).
2.4. Phẫu thuật thần kinh (cắt hạch giao cảm)
Trong thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ một phần nhỏ của các dây thần kinh cột sống kiểm soát việc đổ mồ hôi ở tay . Một tác dụng phụ có thể xảy ra là đổ mồ hôi nhiều vĩnh viễn ở các vùng khác trên cơ thể (đổ mồ hôi bù trừ). Phẫu thuật thường không phải là một lựa chọn cho trường hợp đổ mồ hôi đầu và cổ đơn độc. Một biến thể của quy trình này xử lý lòng bàn tay. Nó làm gián đoạn các tín hiệu thần kinh mà không cắt bỏ dây thần kinh giao cảm (cắt giao cảm), giúp giảm nguy cơ đổ mồ hôi bù trừ.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.