Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Nội tiết-Chuyển hóa » Suy giáp

Suy giáp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Suy giáp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Suy giáp. Phân loại Bệnh Suy giáp có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh Suy giáp bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh Suy giáp, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh Suy giáp. Và những điều cần biết khác về Suy giáp. Tìm hiểu xem Bệnh Suy giáp có nguy hiểm không? Suy giáp có lây không? Suy giáp có di truyền không?

Suy giáp

Suy giáp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, xét nghiệm và chẩn đoán. Biện pháp điều trị Suy giáp

Suy giáp là bệnh gì?

Suy giáp là tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, giảm sản xuất hormon tuyến giáp dưới mức bình thường, hậu quả là tổn thương các mô, và rối loạn chuyển hoá. Suy giáp là một bệnh thường gặp. Tỷ lệ mắc suy giáp ở nữ cao hơn ở nam.

Suy giáp là bệnh gì?

Nguyên nhân nào gây Bệnh Suy giáp?

Suy giáp tiên phát:

  • Bệnh Hashimoto (viêm tuyến giáp mạn tính thâm nhiễm tế bào lympho).

  • Điều trị iod phóng xạ.

  • Chiếu tia xạ ngoài ở vùng cổ.

  • Cắt tuyến giáp.

  • Thoáng qua (trong giai đoạn phục hồi của viêm tuyến giáp bán cấp hoặc viêm tuyến giáp không đau).

  • Do các thuốc.

  • Thiếu hụt iod nặng.

  • Suy giáp bẩm sinh (khuyết tật di truyền trong việc tổng hợp hormon tuyến giáp hoặc loạn sản tuyến giáp).

Suy giáp thứ phát

  • Bệnh lý tuyến yên.

  • Bệnh lý vùng dưới đồi.

Suy giáp do các nguyên nhân khác

  • Do đề kháng với tác dụng của hormon giáp ở ngoại vi . 

  • Do thụ thể T4 ở tế bào bất thường.

Các cơ chế gây phá huỷ tuyến giáp

  • Tổn thương tự miễn, có kháng thể kháng microsome, kháng thể kháng thyroglobulin.

  • Tổn thương do virus.

  • Tổn thương do điều trị.

  • Quá tải iot: hiệu ứng Wolff – Chaikoff do tế bào tuyến giáp bị ức chế sự bắt iod, gây giảm tổng hợp hormon tuyến giáp.

Nguyên nhân nào gây Bệnh Suy giáp?

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Suy giáp là gì?

Các đặc điểm làm sàng nổi bật là hay gặp ở nữ, tuổi trên 50 hoặc sau mãn kinh, các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng diễn tiến từ từ nên thường được chẩn đoán muộn. Suy giáp bao gồm các triệu chứng lâm sàng sau:

1. Hội chứng da, niêm mạc, lông tóc móng

  • Da mặt trở nên dày, mất các nếp nhăn, và có màu vàng sáp. Mi mắt phù nhất là mi dưới. Gò má có nhiều mao mạch dãn.

  • Bàn tay bàn chân cũng ngày càng trở nên dày, ngón tay to, khó gấp. Da tay chân lạnh đôi khi tím. Gan bàn tay, gan bàn chân vàng

  • Niêm mạc bị thâm nhiễm: thâm nhiễm lưỡi gây lưỡi to, dày. Thâm nhiễm dây thanh đới gây khàn giọng hoặc thay đổi giọng. Thâm nhiễm niêm mạc mũi gây ngủ ngáy, còn nếu thâm nhiễm vào vòi Eustache thì bệnh nhân sẽ bị ù tai, nghe kém.

  • Tóc, lông trở nên khô, dễ rụng. Móng chân, móng tay cũng khô, dễ gây.

Suy giáp Triệu chứng

Bệnh nhân suy giáp có tóc khô, dễ gãy rụng

2. Hội chứng giảm chuyển hóa

Gồm các biểu hiện sau đây

  • Rối loạn điều hoà thân nhiệt: hạ nhiệt độ, sợ lạnh, thích mùa hè.

  • Giảm khả năng đào thải nước, giảm mức lọc cầu thận.

  • Tăng cân dù ăn kém (nguyên nhân do bị xâm nhiễm). Tuy nhiên, nếu bệnh nhân suy giáp kèm theo đái tháo đường, suy thượng thận thì lại hay có hiện tượng sút cân.

  • Táo bón mạn tính (nguyên nhân do giảm nhu động ruột).

  • Các triệu chứng về tim mạch rất quan trọng, vì chúng có thể báo hiệu biến chứng nặng. Thường thấy nhịp tim chậm, cung lượng tim giảm, huyết áp thấp, đau vùng trước tim, có thể có tràn dịch màng tim, tim to. Điện tìm thấy ngoài dấu hiệu nhịp chậm, còn có điện thế thấp, ST có thể chênh xuống, sóng T dẹt. Có thể có tăng huyết áp nguyên nhân do xơ vữa động mạch.

  • Hô hấp: thở nông, và chậm. Các bệnh nhân suy giáp giảm đáp ứng với tình trạng tăng CO2, hoặc giảm O2 trong máu. 

  • Thiếu máu, nguyên nhân rất đa dụng: giảm tổng hợp Hemoglobin, thiếu máu thiếu sắt, hoặc do thiếu vitamin B9, vitamin B12…

  • Thần kinh cơ: hay bị chuột rút, yếu cơ, đau cơ. Có thể có dạng giả phì đại: trương lực cơ và cơ lực giảm, cơ to nhưng yếu. Phản xạ gân xương suy giảm hoặc mất. 

  • Các triệu chứng về tâm thần kinh hay gặp là một mỏi, thờ ơ, khó tập trung, lãnh cảm, giảm nhu cầu và khả năng tình dục. Một số bệnh nhân có kích động hoặc trầm cảm nặng.

Suy giáp Triệu chứng

Táo bón mạn tính là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân suy giáp

3. Triệu chứng rối loạn nội tiết

  • Bướu giáp có thể có hoặc không tuỳ thuộc nguyên nhân.

  • Rối loạn kinh nguyệt, có thể mất kinh, chảy sữa hoặc vô sinh.

4. Các triệu chứng của suy các tuyến nội tiết phối hợp 

Suy thượng thận, suy tuyến yên, suy sinh dục...

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Suy giáp bằng cách nào?

1. Xét nghiệm

1.1. Ảnh hưởng hormon đối với chuyển hóa và tổ chức ngoại vi

  • Phản xạ gân gót > 320 ms
  • Cholesterol tăng, triglycerid tăng, creatine phosphokinase tăng

  • Thiếu máu bình sắc (hồng cầu bình thường hoặc lớn) do thiếu vitamin B12 và acid folic

1.2. Định lượng hormon

  • Nếu bệnh nhân đang điều trị bằng L-T4, phải ngừng điều trị ít nhất 6 tuần thì kết quả xét nghiệm mới có giá trị.

  • FT4 giảm, FT3 giảm

  • TSH tăng hoặc bình thường tuy nguyên nhân do máy giáp tiên phát hoặc thứ phát.

  • Độ tập trung iod giảm. 

1.3. Xét nghiệm khác

  • Định lượng iod máu (bình thường 4-8μg/100ml), iod niệu (bình thường < 150mg/24h).

  • Kháng thể kháng microsom, thyroglobulin: TPOAb (antithyroid peroxidase antibody) thường (+) trong viêm tuyến giáp Hashimoto.

2. Chẩn đoán

2.1. Chẩn đoán xác định

  • Chẩn đoán xác định dễ dàng nếu triệu chứng lâm sàng điển hình, TSH tăng hoặc bình thường, FT4 giảm.

  • Nồng độ TSH máu > 20μU/ml: chẩn đoán suy giáp tiên phát. Nồng độ TSH < 20μU/ml: do bệnh ngoài tuyến giáp gây ra hoặc suy giáp dưới lâm sàng. Ở bệnh nhân tăng nhẹ TSH cần định lượng FT4 để khẳng định chẩn đoán. Suy giáp thứ phát thì nồng độ TSH nằm trong giới hạn bình thường.

Suy giáp Xét nghiệm và chẩn đoán

Xét nghiệm TSH để chẩn đoán xác định suy giáp

2.2. Chẩn đoán biến chứng

Hôn mê do suy giáp

Thường hiếm gặp nhưng nặng, tiến triển chậm, xảy ra ở bệnh suy giáp lớn tuổi không điều trị hoặc điều trị không đầy đủ, hoặc bị chấn thương, nhiễm khuẩn phối hợp.

Triệu chứng:

  • Hôn mê yên lặng, tiến triển từ từ, không có dấu hiệu thân kinh khu trú.

  • Thân nhiệt giảm thấp, có khi xuống dưới 30 độ C.

  • Thở chậm khò khè có cơn ngừng thở. Rối loạn hô hấp (có thể do phù thanh quản, lưỡi to, nhiễm trùng phổi, tràn dịch màng phổi kèm theo.

  • Nhịp tim chậm, trụy mạch, huyết áp giảm, tràn dịch màng tim.

  • Na máu giảm, cholesterol máu tăng, protein trong dịch não tủy tăng cao.

  • Tiên lượng nặng, đặc biệt ở các bệnh nhân già, có bệnh tim mạch hoặc hô hấp.

Biến chứng tim mạch
  • Rối loạn nhịp tim: block nhĩ thất, nhịp chậm xoang.

  • Suy vành.

  • Tràn dịch màng tim nhiều gây ép tim. Hay gặp tràn dịch màng tim số lượng ít. Điện tâm đồ thấy điện thế ngoại biên giảm. Sóng T âm, QT kéo dài có thể gặp rối loạn dẫn truyền nhĩ thất hoặc block nhánh.

Biện pháp trị Suy giáp và phác đồ điều trị Bệnh Suy giáp là gì?

1. Nguyên tắc

Tất cả suy giáp cần phải điều trị trừ suy giáp cận lâm sàng và những bệnh nhân bị bệnh mạch vành. Suy giáp được điều trị bằng hormon thay thế. Điều trị cấp cứu trong trường hợp hôn mê do suy giáp

2. Hormon giáp trạng

Một số dạng thuốc được sử dụng:

  • Levothyroxin (L-T4) viên 50μg, 100μg là loại duy nhất hiện còn dùng 

  • Liothyronin (L-T3) viên 25μg - 50μg (Cynomel), chỉ dùng để điều trị hôn mê do suy giáp hoặc trong 1 số xét nghiệm. 

  • Liotrix (100μg L-T4, 20µg L-T3)- Euthyral.

  • Tinh chất giáp đông khô: Thyrar, Westhroid. 

  • Tính liều tương đương: 100 μg L-T4 tương đương 25 μg L-T3 hay 60 mg bột giáp khô.

3. Theo dõi điều trị suy giáp

  • Lâm sàng: theo dõi nhịp tim, cân nặng, táo bón... Tác dụng phụ của thuốc về xương, tim mạch, thần kinh... Quá liều: đánh trống ngực, lo lắng, run, mất ngủ, đau đầu, gầy sút....

  • Xét nghiệm: sau khi bắt đầu điều trị 6-8 tuần xét nghiệm FT4, TSH. Tiếp đó xét nghiệm sau 3-6 tháng. Khi đã ổn định, có thể kiểm tra 1-2 lần trong 1 năm.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 25/08/2023 10:19