Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Suy dinh dưỡng là gì?
Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của suy dinh dưỡng rất nghèo nàn, dễ bị bỏ sót. Thường biểu hiện bằng:
-
Ngừng tăng cân hoặc sút cân
-
Lớp mỡ dưới da mỏng dần.
-
Trẻ chậm biết đi, ít hoạt bát.
-
Da xanh dẫn
1. Suy dinh dưỡng nhẹ
-
Lớp mỡ dưới da mỏng.
-
Trẻ vẫn thèm ăn.
-
Chưa có rối loạn tiêu hoá.
2. Suy dinh dưỡng vừa
-
Mất lớp mỡ dưới da ở bụng, chi, mông.
-
Rối loạn tiêu hoá từng đợt.
-
Trẻ biếng ăn.
3. Suy dinh dưỡng nặng
Được thể hiện dưới 3 thể bệnh:
3.1. Thể phù (Kwashiorkor)
-
Trẻ bị suy dinh dưỡng nguyên nhân do ăn quá nhiều bột (thừa glucid, thiếu lipid, thiếu protid trầm trọng).
-
Phù: phù bắt đầu từ mặt và hai chi dưới, sau toàn thân, có thể có phù màng bụng, phù trắng, mềm, ấn lõm. Triệu chứng phù ban đầu thường khiến mẹ dễ nhầm là con mình bụ bẫm. Vòng cánh tay bình thường, nhưng trẻ thường kém chơi, có rối loạn tiêu hoá, viêm phổi.
Phù bắt đầu ở mặt và hai chi dưới
-
Rối loạn sắc tố da: cùng với phù, trẻ xuất hiện những nốt đỏ ở bẹn, chỉ, mông, các nốt này tập trung thành mảng đỏ và thâm đen và bong ra, để lại ở dưới lớp da non dễ bị nhiễm trùng làm da trẻ loang lổ như da rắn, thường gặp ở trẻ trai, nên một tác giả người Anh đã đặt tên bệnh là Kwashiorkor (Kwashi: Con trai; okor: màu đỏ).
-
Lớp mỡ dưới da còn, tuy nhiên không chắc.
-
Gan thường to, chắc, có thể dẫn tới suy gan.
-
Chướng bụng, rối loạn tiêu hóa thường xuyên. Niêm mạc ruột teo dần và mất các nếp nhăn do thiếu dinh dưỡng, chức năng hấp thu kém gây rối loạn tiêu hóa. Chướng bụng do nhu động ruột giảm. Bên cạnh đó, do tụy teo dần và giảm tiết men tiêu hóa cũng làm cho tình trạng rối loạn tiêu hóa nặng thêm.
-
Trẻ có dấu hiệu của thiếu vitamin và vi chất dinh dưỡng.
3.2. Thể teo đét (Marasmus)
-
Trẻ suy dinh dưỡng do bị đói thực sự, thiếu tất cả các chất dinh dưỡng. Trẻ phải huy động glucid, chất béo, cuối cùng là đạm của cơ thể nên mất hết mỡ dưới da ở mặt, chi, mông.
-
Trẻ gầy đét, da khô, nhăn nheo, mặt hốc hác, mắt trũng.
-
Trẻ cũng có các triệu chứng thiếu vitamin và vi chất dinh dưỡng nhưng nhẹ hơn thể phù.
-
Trẻ ít khi bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hoá.
-
Có thể mắc các bệnh nhiễm trùng.
3.3. Thể phối hợp
-
Trẻ có phù, nhưng cơ thể teo đét.
-
Rối loạn tiêu hóa thường xuyên.
-
Có triệu chứng của cả hai thể trên.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.