Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Nội tiết-Chuyển hóa » Suy dinh dưỡng

Biện pháp trị Suy dinh dưỡng và phác đồ điều trị Bệnh Suy dinh dưỡng là gì?

Các biện pháp chữa và phương pháp-phác đồ điều trị Bệnh Suy dinh dưỡng là gì? Có mấy phác đồ điều trị Suy dinh dưỡng? Bệnh Suy dinh dưỡng chia thành các giai đoạn bệnh như thế nào? Có mấy giai đoạn Suy dinh dưỡng? Triệu chứng-dấu hiệu và biểu hiện Suy dinh dưỡng của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao? Cách trị Bệnh Suy dinh dưỡng thì thực hiện can thiệp y tế vào giai đoạn nào của Bệnh Suy dinh dưỡng là tốt nhất? Để trị Suy dinh dưỡng thì nên uống thuốc gì? Để chữa Bệnh Suy dinh dưỡng thì có phải phẫu thuật hay không?

Suy dinh dưỡng

Biện pháp trị Suy dinh dưỡng và phác đồ điều trị Bệnh Suy dinh dưỡng là gì?

1. Suy dinh dưỡng vừa

  • Điều trị tại nhà, trẻ được tư vấn chế độ ăn và cách chăm sóc.

  • Điều chỉnh chế độ ăn: hướng dẫn chế độ ăn bổ sung theo ô vuông thức ăn. Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, kéo dài từ 18 đến 24 tháng hoặc lâu hơn.

Suy dinh dưỡng Cách điều trị

Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ

  • Bổ sung vi chất dinh dưỡng.

  • Tẩy giun định kỳ.

  • Tiêm chủng đầy đủ

  • Phòng và điều trị kịp thời các bệnh nhiễm trùng.

  • Theo dõi cân nặng định kỳ để tư vấn kịp thời.

2. Suy dinh dưỡng nặng

2.1. Điều trị hạ đường huyết

  • Cho trẻ uống 50ml glucose 10% (hoặc sucrose)

  • Cho trẻ ăn sớm nhất có thể, ăn 2 giờ/lần cả ngày và đêm.

  • Nếu trẻ hôn mê, điều trị bằng glucose tĩnh mạch, nếu không có điều kiện truyền tĩnh mạch, cho glucose 10% hoặc nước đường sucrose qua sonde dạ dày.

  • Điều trị hạ đường huyết qua đường tĩnh mạch:  tiêm tĩnh mạch chậm 5ml/kg dung dịch glucose 10%. 

2.2. Điều trị hạ thân nhiệt

  • Cho ăn 2 giờ/lần và cho ăn cả đêm.

  • Đặt trẻ trong phòng ấm 28-30°C, tránh gió.

  • Giữ ấm cho trẻ: mặc ấm, đắp chăn.

Suy dinh dưỡng Cách điều trị

Mặc ấm, đắp chăn để giữ ấm cho trẻ

  • Thay quần áo, tã ướt, giữ cho trẻ khô.

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với lạnh.

  • Cho trẻ ngủ với mẹ.

2.3. Điều trị mất nước

  • Bù dung dịch ReSoMal bằng đường uống, hoặc đường sonde dạ dày, bù chậm hơn so với trẻ bình thường.

  • Nếu trẻ có sốc, lơ mơ, mất ý thức cần bù dịch bằng đường tĩnh mạch.

2.4. Điều trị rối loạn điện giải

Tất cả trẻ suy dinh dưỡng nặng đều có giảm kali và magie. Do vậy cần:

  • Bổ sung kali: 3-4mmol/kg/ngày.

  • Bổ sung magie: 0,4-0,6mmol/ngày

2.5. Điều trị nhiễm trùng

Điều trị nhiễm trùng cần cho tất cả trẻ suy dinh dưỡng nặng dùng. Sử dụng kháng sinh phổ rộng và lựa chọn kháng sinh tùy theo vị trí nhiễm khuẩn.

2.6. Bổ sung yếu tố vi lượng

Cho trẻ bổ sung yếu tố vi lượng mỗi ngày trong ít nhất 2 tuần và bổ sung vitamin A cho trẻ.

2.7. Bắt đầu cho ăn lại

  • Nếu trẻ còn bú, tiếp tục cho trẻ bú mẹ.

  • Ăn nhiều bữa nhỏ. Cho ăn từ từ, số lượng tăng dần.

  • Ngày đầu: 75Kcal/kg, sau đó tăng dần để năng lượng cuối tuần đầu đạt  100kcal/kg/ngày.

  • Dịch: 130 ml/kg/ngày (nếu trẻ có phù nặng: 100ml/kg/ngày).

2.8. Đuổi kịp sự tăng trưởng

Trẻ cần được chăm sóc tích cực để cân nặng đảm bảo tăng  > 10g/kg/ngày.

Tăng cân được đánh giá như sau:

  • Kém: < 5g/kg/ngày

  • Trung bình: 5 - 10g/kg/ngày

  • Tốt: > 10g/kg/ngày.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 23/08/2023 12:48