Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Hội chứng Cushing bằng cách nào?
1. Cận lâm sàng
1.1. Các xét nghiệm đặc hiệu
-
Định lượng cortisol trong máu tại thời điểm 8 giờ và 20 giờ: cortisol tăng, rối loạn nhịp tiết.
Định lượng cortisol trong máu tại thời điểm 8 giờ và 20 giờ
-
Định lượng cortisol tự do trong nước tiểu, định lượng 17 OHCS trong nước tiểu 24 giờ tăng.
-
Nghiệm pháp ức chế bằng Dexamethason liều thấp trong vòng hai ngày. Ngày thứ nhất: định lượng 17-OHCS trong nước tiểu 24 giờ và cortisol máu lúc 8 giờ. Ngày thứ hai và ba, cho bệnh nhân uống dexamethason 0,5mg mỗi 6 giờ. Ngày thứ tư định lượng 17 OHCS trong lấy nước tiểu 24 giờ.
-
Nghiệm pháp ức chế bằng 1mg dexamethason qua đêm: Người bệnh uống 1mg dexamethason vào 23 giờ, 8 giờ sáng hôm sau đo cortisol máu và đo lượng cortisol tự do trong nước tiểu 24 giờ.
-
Nghiệm pháp ức chế bằng dexamethason liều cao: Người bệnh uống 2mg dexamethason mỗi 6 giờ trong ngày thứ hai và ba. Định lượng 17 OHCS trong nước tiểu 24 giờ ngày thứ nhất và thứ tư.
-
Nghiệm pháp ức chế bằng dexamethason liều cao qua đêm: định lượng cortisol 8 giờ sáng và cho bệnh nhân uống 8 mg dexamethason vào 23 giờ đêm. Đo lại cortisol máu vào 8 giờ sáng hôm sau.
-
Nghiệm pháp kích thích bằng CRH: Truyền tĩnh mạch 100mg CRH cho người bệnh. Định lượng ACTH máu trước và sau nghiệm pháp.
1.2. Các xét nghiệm khác
-
Công thức máu: hồng cầu và hemoglobin có thể tăng, hematocrit tăng nhẹ.
-
Sinh hoá: đa số trường hợp bình thường. Tăng đường huyết sau khi ăn thường xảy ra nhanh hơn, hầu hết bệnh nhân có rối loạn dung nạp glucose. Calci máu bình thường, calci niệu có thể tăng.
-
Soi đáy mắt: thị trường, thị lực có thể thay đổi. Nguyên nhân do và hậu quả của tăng huyết áp và sự chèn ép của u tuyến yên vào giao thoa thị giác.
-
X-quang: có thể có bóng tim to do hậu quả của tăng huyết áp, có thể gãy xương sườn, xẹp đốt sống. X-quang bụng có thể có sỏi tiết niệu.
-
Điện tâm đồ: có thể thấy dấu hiệu dày thất, hạ kali máu, thiếu máu cơ tim.
1.3. Thăm dò hình thể các tuyến nội tiết
-
X quang hố yên: kích thước hố yên ở người bình thường là 1 x 1,2cm; mỏm yên rõ nét. Bệnh nhân u tuyến yên có teo mỏm yên và hố yên rộng.
-
Chụp cắt lớp vi tính sọ não (MRI, CT scanner).
-
MRI tuyến thượng thận: có thể phát hiện tổn thương vỏ thượng thận.
-
Siêu âm tuyến thượng thận.
2. Chẩn đoán
2.1. Chẩn đoán xác định
-
Toàn thân: tăng huyết áp, thay đổi hình thể, tăng cân.
-
Da và tổ chức liên quan: mặt tròn đỏ, trứng cá, rạn da, thâm tím da, rậm lông.
-
Cơ xương: teo cơ, yếu cơ, loãng xương.
-
Sinh dục: rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh ở nữ giới, giảm khả năng tình dục ở nam giới.
-
Tâm thần: trầm cảm và thay đổi tính cách.
-
Rối loạn chuyển hóa: rối loạn dung nạp glucose, đái tháo đường.
-
Sỏi thận.
Xét nghiệm đặc hiệu:
-
Định lượng nồng độ cortisol trong máu: tăng cao, rối loạn nhịp tiết. Đây là yếu tố quyết định trong chẩn đoán hội chứng Cushing.
-
Tăng nồng độ cortisol tự do trong nước tiểu 24 giờ.
-
17 OHCS niệu: tăng
-
Nghiệm pháp ức chế bằng dexamethason liều thấp: kết quả không ức chế được.
2.2. Chẩn đoán nguyên nhân
-
Do dùng corticoid kéo dài: khai thác tiền sử dùng thuốc.
Khai thác tiền sử dùng thuốc
-
Bệnh Cushing: hố yên rộng. Nghiệm pháp ức chế bằng dexamethason liều cao: kết quả ức chế được. Phát hiện quá sản thượng thận hai bên qua chụp CT. Triệu chứng và xét nghiệm đặc hiệu phù hợp.
-
Adenoma thượng thận: triệu chứng và xét nghiệm điển hình. Phát hiện khối u tuyến thượng thận. Hố yên bình thường. Nghiệm pháp ức chế bằng dexamethason liều cao: kết quả không ức chế được.
-
Ung thư thượng thận: triệu chứng diễn biến nhanh và nặng, đặc biệt là rậm lông và gầy sút. Có khối u lớn hơn 6cm ở một bên tuyến thượng thận. Phosphatase kiềm tăng. Hố yên bình thường. Nghiệm pháp ức chế bằng dexamethason liều cao: kết quả không ức chế được.
-
Hội chứng ACTH ngoại sinh: có ung thư nguyên phát ngoài tuyến thượng thận. Triệu chứng lâm sàng diễn biến nhanh và nặng, đôi khi có sạm da. Kém đáp ứng với nghiệm pháp ức chế bằng dexamethason liều cao.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.