Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Béo phì bằng cách nào?
Có nhiều phương pháp đánh giá mức độ béo phì. Trong đó, công thức BMI (Body Mass Index: chỉ số khối cơ thể) dễ sử dụng, đơn giản và được Quốc tế công nhận.
Công thức tính BMI: BMI = Trọng lượng (kg) / [Chiều cao (m)]2
Công thức BMI dễ sử dụng, đơn giản
Để phù hợp với đặc điểm của các nước châu Á, từ nghiên cứu thực tế ở các quốc gia châu Á đã đưa ra tiêu chuẩn ban hành năm 2000:
Bảng 1: Phân loại béo phì theo tiêu chuẩn ban hành năm 2000
Loại |
BMI |
|
Gầy |
< 18,5 |
|
Bình Thường |
18,5 - 22,9 |
|
Tăng cân |
Nguy cơ |
≥ 23 - 24,9 |
Béo phì độ 1 |
25 – 29,9 |
|
Béo phì độ 2 |
≥ 30 |
Bảng 2: Đánh giá mức độ béo phì theo WHO
Loại |
BMI |
|
Gầy |
< 18,5 |
|
Bình Thường |
18,5 - 24,9 |
|
Tăng cân |
25 - 29,9 |
|
Béo phì |
Béo phì độ 1 |
30 - 34,9 |
Béo phì độ 2 |
35 - 39,9 |
|
Béo phì độ 3 |
≥ 40 |
Một số xét nghiệm chẩn đoán béo phì:
-
Siêu âm: đo độ dày của mô mỡ tại các vị trí muốn xác định như đùi, bụng, cánh tay,…
-
Chụp cắt lớp tỷ trọng: giúp xác định lượng mỡ phân bố ở da và các tạng.
-
Đo lượng mỡ thực tế và lượng mỡ lý tưởng của cơ thể, từ đó tính ra lượng mỡ dư thừa.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.