Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Nội tiết-Chuyển hóa » Basedow

Basedow là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Basedow là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Basedow. Phân loại Bệnh Basedow có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh Basedow bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh Basedow, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh Basedow. Và những điều cần biết khác về Basedow. Tìm hiểu xem Bệnh Basedow có nguy hiểm không? Basedow có lây không? Basedow có di truyền không?

Basedow

Basedow là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, xét nghiệm và chẩn đoán. Biện pháp điều trị Basedow

Basedow là bệnh gì?

Basedow là dạng cường giáp phổ biến nhất chiếm đến 90% các trường hợp cường giáp. Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến sản xuất hormon giáp nhiều hơn bình thường. Hậu quả làm gia tăng nồng độ hormon lưu hành trong máu và chuyển hóa hay còn gọi là nhiễm độc giáp.

Basedow là một bệnh tự miễn thường gặp ở nữ giới do rối loạn Ts, Th kích thích lympho B tăng tổng hợp tự kháng thể.

Trong bệnh Basedow sẽ xuất hiện các kháng thể kháng thyroglobulin, kháng thể kháng TSH đồng thời xuất hiện TSI là yếu tố kích thích liên tục tuyến giáp.

Basedow sẽ đi kèm theo các bệnh tự miễn khác như đái tháo đường typ I, lupus ban đỏ hệ thống… Là một bệnh có yếu tố di truyền (gen HLA B8, HLA DR3), tiền sử gia đình từng có người bị và giới tính nữ mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với nam giới.

Basedow là bệnh gì?

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Basedow là gì?

1. Triệu chứng của hội chứng cường giáp

  • Tăng chuyển hóa: Bệnh nhân có các biểu hiện như sốt nhẹ, da nóng ẩm, ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhiều

  • Tim mạch: nhịp tim nhanh thường xuyên, tăng huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương giảm, giãn mạch, da hồng hào. Có thể rung nhĩ, suy tim.

  • Cơ xương: tăng phản xạ gân xương, tiêu cơ (do tăng chuyển hóa protid dẫn đến tăng chuyển hóa acid amin từ cơ, xương vào máu làm teo cơ) và nhược cơ gốc chi – bệnh nhân có dấu hiệu ghế đẩu: yếu cơ tứ chi, nhất là các cơ gốc chi, bệnh nhân đi lại chóng mỏi, khi bước lên cao như các bậc thang sẽ cảm thấy khó khăn, đứng lên phải dùng tay đẩy lên (dấu hiệu ghế đẩu). Nhiều trường hợp bị yếu cơ ở cả thân, cơ cổ, cơ chân. Một số bệnh nhân - có thể bị chuột rút.

Basedow Triệu chứng

Bệnh nhân Basedow đứng lên phải dùng tay đẩy lên (dấu hiệu ghế đẩu)

  • Tiêu hóa: tăng nhu động ruột gây tiêu chảy nhưng không có đau quặn.

  • Thần kinh: Bệnh nhân ở trạng thái kích thích, lo âu, dễ cáu gắt. Mất ngủ, trầm cảm, RL tâm thần. Có các biểu hiện nhỏ như run các đầu ngón tay với biên độ nhỏ và  tần số nhanh.

  • Sinh dục: kinh nguyệt thưa, suy giảm tình dục, dễ gây sảy thai

2. Triệu chứng của bướu giáp

Bướu chỉ to vừa độ II, lan tỏa.

Mật độ mềm, không có nhân, di động khi nuốt. Đôi khi bướu có thể to vào trung thất – kích thước bước có thể thay đổi sau khi được điều trị.

Bướu mạch: sở có rung miu, nghe có tiếng thổi liên tục hoặc thổi tâm thu.

Basedow Triệu chứng

Bướu to độ vừa (độ II) và lan tỏa ở bệnh nhân Basedow

3. Lồi mắt

Lồi cả 2 bên do thâm nhiễm lympho.

Chảy nước mắt, ánh mắt sáng long lanh.

Viêm cùng giác mạc, phù nề quanh hốc mắt.

Basedow Triệu chứng

Bệnh nhân Basedow có triệu chứng lồi cả 2 bên mắt do thâm nhiễm lympho

4. Bệnh da do Basedow

Do thâm nhiễm bạch cầu lympho có phù niêm trước xương chày: da khô cứng, sần sùi, màu nâu vàng hoặc tím đỏ.

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Basedow là gì?

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Basedow bằng cách nào?

  • Các biểu hiện ngoại biên do dư thừa hormon trong Basedow

  • Chuyển hóa cơ bản tăng >20%.

  • Thời gian phản xạ gân gót ngắn <0,24s (bt 0,26 - 0,30 s).

  • Giảm cholesterol máu.

  • Đa hồng cầu, hồng cầu nhỏ.

  • Một số xét nghiệm định lượng

  • Định lượng hormon lưu hành: FT3 tăng, FT4 tăng, TSH giảm

  • Độ tập trung I131: Tăng cao, nhanh ngay những giờ đầu.

  • Xạ hình tuyến giáp.

  • Siêu âm tuyến giáp.

  • Kháng thể kháng TSH: TRAb >1,5 U/l

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Basedow bằng cách nào?

Biện pháp trị Basedow và phác đồ điều trị Bệnh Basedow là gì?

1. Điều trị nội khoa Basedow

1.1. Biện pháp chung bao gồm

Nghỉ ngơi, hạn chế lao động nặng, tránh stress

Hạn chế thức khuya

Tăng cường dinh dưỡng nhưng tránh thức ăn có nhiều iod.

1.2. Chống lại sự tổng hợp hormon tuyến giáp

Iod vô cơ. Cơ chế: ức chế gắn iod với thyroglobulin, sự kết hợp MIT và DIT (hiệu ứng Wolff- Chaikoff) có tác dụng 15 ngày. Chỉ định trên các đối tượng chuẩn bị làm phẫu thuật và có cơn cường giáp cấp.

Sử dụng các thuốc kháng giáp trạng tổng hợp bao gồm 2 nhóm: Nhóm Thiouracil (PTU- propyl thiouracil), nhóm Imidazol: methimazol, carbimazol.

  • Cơ chế: ngăn gắn Iod vào thyroglobulin, ngăn sự kết hợp MIT và DIT, ngăn cản chuyển T4 thành T3.

  • Thời gian: 12-24 tháng.

  • Tác dụng phụ: giảm BC hạt trung tính< 1000/mm3, vàng da ứ mật, viêm gan nhiễm độc (ngừng thuốc)

1.3. Điều trị bằng đồng vị phóng xạ I 131

Chỉ định: Bệnh nhân lớn tuổi, không còn chỉ định phẫu thuật, suy tim, dị ứng thuốc. Nguy cơ xảy ra: Suy giáp vĩnh viễn hoặc cơn cường giáp cấp.

2. Điều trị ngoại khoa

Cắt tuyến giáp bán phần cho bệnh nhân Basedow 

Chỉ định ở bệnh nhân trẻ, điều trị nội khoa thất bại hoặc có biến chứng.

Phẫu thuật lấy nhân giáp trong bướu giáp độc hoặc đa nhân.

3. Điều trị biến chứng

Lồi mắt: nhỏ nước muối, corticoid, phẫu thuật khi bệnh Basedow ổn định trên 6 tháng.

Cơn cường cấp: Iod vô cơ, chẹn beta giao cảm, corticoid, bù nước, hạ sốt, an thần. Biến chứng tim: thuốc chống loạn nhịp, điều trị suy tim

Biện pháp trị Basedow và phác đồ điều trị Bệnh Basedow là gì?

Biến chứng của Bệnh Basedow?

Biến chứng cơn nhiễm độc giáp cấp (bão tố giáp):  là biến chứng đáng sợ nhất do tỷ lệ tử vong cao

  • Là tình trạng nặng hơn của triệu chứng nhiễm độc giáp. Xuất hiện sau: phẫu thuật, stress nặng, chấn thương, nhiễm khuẩn cấp tính....

  • Triệu chứng lâm sàng: Sốt cao: 40-41°C, mất nước nặng. Tim mạch: nhịp nhanh >150ck/pk hoặc loạn nhịp nhanh, suy tim cấp, trụy tim mạch. Tâm thần kinh: kích động, lú lẫn, hôn mê.

Biến chứng tim: Loạn nhịp nhanh, có ngoại tâm thu hoặc suy tim toàn bộ.

Lồi mắt ác tính: Lồi mắt nhanh, có thể đẩy lồi nhãn cầu ra khỏi hốc mắt gây loét giác mạc, mù.

Biến chứng của Bệnh Basedow?

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 11/05/2023 20:49