Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Máu » Xuất huyết giảm tiểu cầu

Biện pháp trị Xuất huyết giảm tiểu cầu và phác đồ điều trị Bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?

Các biện pháp chữa và phương pháp-phác đồ điều trị Bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu là gì? Có mấy phác đồ điều trị Xuất huyết giảm tiểu cầu? Bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu chia thành các giai đoạn bệnh như thế nào? Có mấy giai đoạn Xuất huyết giảm tiểu cầu? Triệu chứng-dấu hiệu và biểu hiện Xuất huyết giảm tiểu cầu của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao? Cách trị Bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu thì thực hiện can thiệp y tế vào giai đoạn nào của Bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu là tốt nhất? Để trị Xuất huyết giảm tiểu cầu thì nên uống thuốc gì? Để chữa Bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu thì có phải phẫu thuật hay không?

Xuất huyết giảm tiểu cầu

Biện pháp trị Xuất huyết giảm tiểu cầu và phác đồ điều trị Bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch cần được điều trị tích cực khi số lượng tiểu cầu dưới 30-50 x 109/l (tức là có nguy cơ gây tình trạng xuất huyết) và/hoặc khi bệnh nhân có tình trạng xuất huyết trên lâm sàng nguyên nhân do giảm tiểu cầu. Do xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là bệnh lý tự miễn nên nguyên tắc điều trị là điều trị bằng ức chế miễn dịch.

1. Corticoid

Corticoid là thuốc được sử dụng phổ biến nhất và mang lại hiệu quả cao trong điều trị ức chế miễn dịch cho bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Thông thường, bệnh nhân được chỉ định sử dụng prednisolon hoặc methylprednisolon với liều 1-2 mg/kg/ngày trong vòng 2 – 4 tuần. Nếu có đáp ứng thì giảm dần liều và duy trì. Thông thường 80% trường hợp bệnh nhân giảm tiểu cầu miễn dịch có đáp ứng với điều trị corticoid. Nhưng cũng có tới 40% bệnh nhân tái phát, thường xảy ra ở người lớn.

Trường hợp bệnh nhân nặng, có nguy cơ chảy máu đe doạ tính mạng có thể chỉ định dùng corticoid liều rất cao: methylprednisolon liều 1g/ngày trong 3 ngày.

Xuất huyết giảm tiểu cầu Cách điều trị

Corticoid là thuốc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

2. Cắt lách

Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với corticoid hoặc phụ thuộc vào thuốc thì có thể cân nhắc chỉ định cắt lách. Điều trị cắt lách có thể giúp trên 80% bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn hoặc lâu dài. Trong trường hợp thất bại, có thể bắt đầu điều trị lại cho bệnh nhân bằng corticoid với liều ban đầu. Tiêu chuẩn cắt lách bao gồm: 

  • Chỉ định khi thất bại sau 6 tháng điều trị bằng corticoid (số lượng tiểu cầu dưới 30 x 109/l)

  • Khả năng sinh mẫu tiểu cầu trong tủy xương còn tốt. 

Tác dụng không mong muốn có thể gặp sau khi cắt lách là tăng tỷ lệ nhiễm trùng, trong đó nguy hiểm nhất là nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên, tăng tỷ lệ nhiễm trùng phần lớn gặp ở bệnh nhân là trẻ em. Tác dụng không mong muốn này này nên được phòng tránh bằng tiêm chủng trước và định kỳ sau mổ bằng vắc xin phòng phế cầu, vắc xin phòng Haemophilus influenzae.

3. Thuốc ức chế miễn dịch khác

Điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch khác được chỉ định khi số lượng tiểu cầu vẫn giảm dù đã được điều trị bằng corticoid và cắt lách. Các thuốc có thể dùng bao gồm azathioprin, cyclophosphamid, vincristin.

Điều trị bằng gamma globulin thường được chỉ định trong các trường hợp cấp cứu. Liều thường dùng là 0,4 g/kg/ngày trong 5 ngày.

4. Điều trị hỗ trợ

Để dự phòng biến chứng chảy máu nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch còn được điều trị hỗ trợ bằng một số phương pháp:

  • Truyền khối tiểu cầu: chỉ định trong các trường hợp chảy máu nghiêm trọng hoặc giảm số lượng tiểu cầu giảm dưới 10 x 109/l. Nên truyền tiểu cầu được lấy từ người cho có HLA phù hợp và được loại bỏ bạch cầu. Nên truyền khối lượng lớn từ đầu, có thể tới 6-8 đơn vị/ngày để nhanh chóng làm giảm nguy cơ xuất huyết nặng cho người bệnh.

  • Trao đổi huyết tương: mục đích là làm giảm nhanh chóng lượng kháng thể chống tiểu cầu trong mẫu người bệnh. Thường đạt hiệu quả điều trị sau khoảng 2 lần trao đổi huyết tương.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 16/05/2023 14:25