Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Máu » Suy tủy xương

Biện pháp trị Suy tủy xương và phác đồ điều trị Bệnh Suy tủy xương là gì?

Các biện pháp chữa và phương pháp-phác đồ điều trị Bệnh Suy tủy xương là gì? Có mấy phác đồ điều trị Suy tủy xương? Bệnh Suy tủy xương chia thành các giai đoạn bệnh như thế nào? Có mấy giai đoạn Suy tủy xương? Triệu chứng-dấu hiệu và biểu hiện Suy tủy xương của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao? Cách trị Bệnh Suy tủy xương thì thực hiện can thiệp y tế vào giai đoạn nào của Bệnh Suy tủy xương là tốt nhất? Để trị Suy tủy xương thì nên uống thuốc gì? Để chữa Bệnh Suy tủy xương thì có phải phẫu thuật hay không?

Suy tủy xương

Biện pháp trị Suy tủy xương và phác đồ điều trị Bệnh Suy tủy xương là gì?

1. Điều trị đặc hiệu

Điều trị nội khoa cho bệnh nhân suy tủy xương bằng thuốc ức chế miễn dịch. Các phác đồ điều trị có thể sử dụng:

  • Corticoid: liều 1-2 mg/kg/ngày trong 3-4 tuần. Sau đó giảm liều dần. 

  • Cyclosporin A (CSA): liều 5-12 mg/kg/ngày trong 3-6 tháng.

  • ATG, ALG (anti thymocyte globulin, anti Iymphocyte globulin) 15-40mg/ngày trong 4-10 ngày.

  • Phác đồ phổ biến nay là phối hợp ATG 40mg/ngày (4 ngày liên tục), methylprednisolon 1mg/kg/ngày (2 tuần), CSA 9 mg/kg/ngày trong 6 tháng.

  • Cyclophosphamide: 3-5mg/kg/ngày; có thể dùng liều cao; 45mg/kg/ngày, truyền tĩnh mạch trong 4 ngày.

Suy tủy xương Cách điều trị

Bệnh nhân suy tủy xương được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch

Điều trị bằng phương pháp cắt lách

Điều trị bằng ghép tủy xương: ghép tủy đồng loại từ người cho tủy có HLA hoà hợp (nếu bệnh nhân dưới 40 tuổi). 

2. Điều trị hỗ trợ

  • Điều trị bằng các chế phẩm máu. Khi bệnh nhân thiếu máu nặng, truyền khối hồng cầu. Căn cứ truyền máu là dựa vào mức độ thiếu máu tuy nhiên cần xem xét biểu hiện lâm sàng vì bệnh nhân có thể thích nghi khác nhau với tình trạng thiếu máu. Truyền khối tiểu cầu khi bệnh nhân có tiểu cầu giảm dưới 20 x 109/1 hoặc có nguy cơ xuất huyết nguy hiểm. Khối bạch cầu hạt được xem xét khi bạch cầu quá thấp, dùng kháng sinh không hiệu quả, bệnh nhân nhiễm trùng nặng,.

  • Sử dụng kháng sinh khi nhiễm trùng.

  • Điều trị ứ sắt bằng desferrioxamine khi ferritin tăng trên 1000µg/l.

  • Dùng androgen: testosteron 50-100mg/ngày. Trong 2 - 6 tháng.

  • Sử dụng chất kích thích sinh máu: Erythropoietin (kích thích sinh hồng cầu): 50 Ul/kg tiêm dưới da. G-CSF (kích thích sinh bạch cầu hạt): 200 — 300 g/ngày.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 07/05/2023 03:16