Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Máu » Hạ glucose máu

Biện pháp trị Hạ glucose máu và phác đồ điều trị Bệnh Hạ glucose máu là gì?

Các biện pháp chữa và phương pháp-phác đồ điều trị Bệnh Hạ glucose máu là gì? Có mấy phác đồ điều trị Hạ glucose máu? Bệnh Hạ glucose máu chia thành các giai đoạn bệnh như thế nào? Có mấy giai đoạn Hạ glucose máu? Triệu chứng-dấu hiệu và biểu hiện Hạ glucose máu của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao? Cách trị Bệnh Hạ glucose máu thì thực hiện can thiệp y tế vào giai đoạn nào của Bệnh Hạ glucose máu là tốt nhất? Để trị Hạ glucose máu thì nên uống thuốc gì? Để chữa Bệnh Hạ glucose máu thì có phải phẫu thuật hay không?

Hạ glucose máu

Biện pháp trị Hạ glucose máu và phác đồ điều trị Bệnh Hạ glucose máu là gì?

1. Với thể nhẹ

  • Bệnh nhân chỉ cần uống 10-15g carbohydrate thì glucose máu sẽ nhanh chóng trở lại bình thường. Không dùng kem và socola để điều trị hạ glucose máu cấp.

Hạ glucose máu Cách điều trị

Uống nước đường để điều trị glucose máu thể nhẹ

  • Trường hợp bệnh nhân đang đi trên đường, hoặc đang điều khiển phương tiện giao thông và có dấu hiệu hạ glucose máu, tốt nhất nên dừng lại 10 - 15 phút để đợi glucose máu trở lại bình thường rồi mới tiếp tục công việc.

2. Thể trung bình

Có thể dùng carbohydrate đường uống cho bệnh nhân, nhưng cần liều dùng lớn hơn và thời gian dài hơn để glucose máu trở lại bình thường. Có thể tiêm bắp hoặc dưới da glucagon kết hợp với uống carbohydrate (đường, nước đường).

3. Hạ glucose máu nặng

  • Khi hạ glucose máu nặng, bệnh nhân mất ý thức nên không có khả năng nuốt. Nếu cho bệnh nhân uống có thể sẽ bị sặc vào đường thở. Những bệnh nhân này buộc phải tiêm bắp hoặc tiêm dưới da glucagon kết hợp với tiêm tĩnh mạch glucose ưu trương, sau đó truyền tĩnh mạch glucose. Thông thường tình trạng của bệnh nhân sẽ khá lên sau khi tiêm glucagon 10 - 15 phút và sau truyền glucose 1 - 5 phút. Nếu hạ glucose máu lâu và glucose trong máu quá thấp, việc phục hồi tâm thần cho bệnh nhân có thể kéo dài nhiều giờ. Trong trường hợp này, có tiếp tục truyền glucose cho bệnh nhân nữa hay không tùy thuộc vào hàm lượng glucose trong máu.

  • Nếu bệnh nhân hạ glucose máu có triệu chứng thần kinh, giai đoạn sau bệnh nhân có thể có đau đầu, mất trí nhớ, trạng thái u mê và nôn mửa. Trường hợp này có thể cho bệnh nhân dùng thuốc an thần để điều trị triệu chứng.

  • Sau khi qua giai đoạn cấp cứu, bệnh nhân nên đề phòng hạ glucose máu bằng cách ăn bữa ăn phụ (tỷ lệ tương đương 10% tổng số calo trong ngày) và tăng chế độ ăn hoặc.

3.1. Glucagon

Liều Glucagon để điều trị hạ glucose máu thể trung bình hoặc nặng:

  • Với trẻ dưới 5 tuổi: dùng liều 0,25 - 0,4mg.

  • Từ 5 - 10 tuổi: dùng liều 0,5 - 1,0mg.

  • Trên 10 tuổi: dùng liều 1,0mg.

Đường dùng: tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Glucagon chỉ đem lại hiệu quả nếu bệnh nhân còn glycogen dự trữ trong gan.

3.2. Glucose qua đường tĩnh mạch

Đây là phương pháp điều trị cơ bản nhất nếu có nhân viên y tế. Trong trường hợp bệnh nhân hạ glucose máu nặng, sử dụng glucose tiêm tĩnh mạch phối hợp với glucagon là phương pháp cấp cứu hoàn hảo nhất. Phương pháp này có hạn chế là cần phải có nhân viên y tế. Thường khi bắt đầu cấp cứu cho bệnh nhân, người ta thường dùng:

  • 10 - 25g glucose (trong dung dịch hoặc glucose 50% hoặc Dextrose 50%).

  • 50 - 100ml dung dịch glucose 30%.

Thời gian để thực hiện cấp cứu ban đầu từ 1-3 phút. Cấp cứu ban đầu tiến hành tiêm glucose vào đường tĩnh mạch sau đó duy trì đường truyền tĩnh mạch. Liều cấp cứu tiếp theo tùy thuộc đáp ứng của bệnh nhân. Thông thường, cho bệnh nhân dùng glucose đường tĩnh mạch với liều 5–10g/giờ. Tiếp tục truyền glucose sẽ cho đến khi người bệnh có khả năng tự ăn, uống được và hồi phục hoàn toàn.

4. Hạ glucose máu không triệu chứng

Những cơn hạ glucose máu không triệu chứng xảy ra liên tục sẽ rất nguy hiểm vì có khả năng hủy hoại hệ thống thần kinh trung ương. Đặc biệt nguy hiểm nếu những cơn hạ glucose máu không triệu chứng xảy ra ở người trẻ. Để phòng tránh, biện pháp tốt nhất là giáo dục bệnh nhân tự theo dõi glucose máu, điều chỉnh chế độ ăn uống và chế độ luyện tập.

Một số bệnh nhân có cảm giác sợ hãi hoặc có những nhận thức sai lệch do hạ glucose máu. Cảm giác sợ hãi do hạ glucose máu dẫn đến bệnh nhân ăn quá nhiều, làm mất tác dụng điều trị của insulin. Nếu xảy ra hiện tượng này, cần phối hợp các biện pháp điều trị để ổn định tinh thần cho người bệnh. Trong thời gian này, cần duy trì lượng glucose máu của bệnh nhân trong giới hạn từ 11,1 - 16,7 mmol/l.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 03/11/2023 10:18