Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Máu » Hạ canxi máu

Hạ canxi máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Hạ canxi máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Hạ canxi máu. Phân loại Bệnh Hạ canxi máu có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh Hạ canxi máu bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh Hạ canxi máu, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh Hạ canxi máu. Và những điều cần biết khác về Hạ canxi máu. Tìm hiểu xem Bệnh Hạ canxi máu có nguy hiểm không? Hạ canxi máu có lây không? Hạ canxi máu có di truyền không?

Hạ canxi máu

Hạ canxi máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, xét nghiệm và chẩn đoán. Biện pháp điều trị Hạ canxi máu

Hạ canxi máu là bệnh gì?

Hạ canxi máu là một tình trạng hay gặp do nhiều nguyên nhân gây ra. Triệu chứng của hạ canxi máu xảy ra là do tăng kích thích thần kinh cơ. Nồng độ canxi huyết tương từ 7-9 mg/dl là mức thấp nhất có thể xuất hiện triệu chứng kích thích thần kinh cơ do hạ canxi máu.

Hạ canxi máu là bệnh gì?

Nguyên nhân nào gây Bệnh Hạ canxi máu?

Có nhiều nguyên nhân gây giảm canxi huyết tương:

  • Suy thận, viêm tụy cấp, thiểu năng tuyến cận giáp, thiếu vitamin D, kháng PTH, hội chứng phân giải u, tiêu cơ vân, hạ magnesi máu nặng, ngộ độc citrate trong truyền máu nhiều citrat hiếm gặp. 

  • Một số thuốc có thể gây hạ canxi máu như thuốc kháng sinh (pentamidine, ketoconazol, foscarnet), thuốc chống tăng sinh u (cisplatin, cytosin arabinosid), lợi tiểu quai và các thuốc điều trị tăng canxi máu. 

  • Hạ canxi máu còn gặp ở bệnh nhân ốm nặng có rối loạn hấp thu làm albumin huyết tương giảm. 

  • Đôi khi không tìm thấy nguyên nhân gây hạ canxi máu.

Nguyên nhân nào gây Bệnh Hạ canxi máu?

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Hạ canxi máu là gì?

  • Triệu chứng thay đổi tùy thuộc mức độ và tốc độ khởi đầu. Triệu chứng rất điển hình trong trường hợp bệnh nhân hạ canxi máu cấp. Trường hợp hạ canxi máu mạn tính, bệnh nhân có thể không có triệu chứng.

  • Khám lâm sàng cần lưu ý những dấu hiệu: sẹo vùng cổ (có thể liên quan đến phẫu thuật tuyến cận giáp), hạ canxi máu có tính chất gia đình, bệnh tuyến cận giáp, thuốc gây hạ canxi máu hoặc magnesi máu, phát hiện giả thiểu năng tuyến cận giáp (xương bàn tay ngắn, lùn), những điều kiện gây thiếu vitamin D. Hạ canxi máu có thể là nguyên nhân gây vôi hóa da, vôi hóa hạch đáy, đục thủy tinh thể.

Cơn hạ canxi máu điển hình:

  • Đầu tiên bệnh nhân có cảm giác tê bì đầu chi, quanh miệng và lưỡi, kèm theo cảm giác mệt mỏi, hồi hộp, lo âu. Các dấu hiệu vận động không bình thường như: chuột rút xuất hiện tự nhiên hoặc xuất hiện khi gõ vào, co thắt các nhóm cơ ở đầu chi.

Hạ canxi máu Triệu chứng

Bệnh nhân có cảm giác tê bì đầu chi

  • Đau bụng kiểu chuột rút, co thắt thanh môn, co rút bàn chân, đái rắt, nhìn đôi.

  • Dấu hiệu Trousseau và Chvostek dương tính. Dấu hiệu Trousseau là hiện tượng co cổ tay đột ngột do cách giảm lượng máu cung cấp cho tay, xuất hiện khi đo huyết áp và giữ mức cao hơn huyết áp động mạch 20mmHg trong vòng 3 phút. Dấu hiệu Chvostek là co giật không chủ ý của các cơ mặt, được bộc lộ khi gõ nhẹ lên dây thần kinh mặt, phía trước dái tai 2cm.

  • Có thể co giật các thớ cơ.

  • Các cơ co bóp không tự chủ có thể gây ra cử động bất thường làm cho bệnh nhân đau đớn: ngón tay gập vào bàn tay nhưng vẫn duỗi cứng, ngón tay khép vào trong, cổ tay gập vào cẳng tay. Các dấu hiệu này xuất hiện nếu nếu buộc ga rô cầm máu ở cánh tay hoặc nếu bệnh nhân thở nhanh sâu.

  • Nặng hơn, có thể gặp ở các cơ chi dưới: đùi khép lại, háng và đầu gối duỗi cứng, ngón chân và bàn chân duỗi tối đa.

  • Trường hợp hạ canxi máu nặng dẫn tới tâm thần lộn xộn, mơ hồ, ngủ lịm.

  • Hiếm gặp co thắt cơ thanh quản hoặc suy tim. Ở trẻ nhỏ,có thể bị co thắt thanh môn, gây khó thở vào, dẫn tới suy hô hấp và thậm chí tử vong.

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Hạ canxi máu bằng cách nào?

1. Cận lâm sàng

  • Canxi huyết tương dưới 8,8 mg/dl (dưới 2,2mmol/l)

  • Canxi ion hóa dưới 4,48 – 4,92 mg/dl (dưới 1,12 – 1,23 mmol/l).

  • Phosphate tăng.

  • Phosphatase kiềm bình thường.

  • Trong thiểu năng tuyến cận giáp: PTH giảm.

  • Magnesi thấp, hàm lượng vitamin D thấp.

  • Điện tim có thể thấy sóng T và QT bình thường, sóng QT kéo dài do ST dài, không có sóng U.

  • Chụp cắt lớp vi tính sọ não: có thể thấy hình ảnh xương đặc hơn bình thường, vôi hóa hạch đáy.

2. Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định khi bệnh nhân có các triệu chứng và xét nghiệm sau:

  • Cơn hạ canxi máu điển hình, co cứng cơ khớp, chuột rút chân tay và cơ bụng, kích thích xung quanh miệng, chân, tay, thay đổi tâm lý.

  • Dấu hiệu Chvostek và Trousseau dương tính.

  • Xét nghiệm máu: canxi thấp, phosphate huyết tương tăng, phosphatase kiềm bình thường, magnesi có thể thấp. 

  • Canxi niệu giảm.

Chẩn đoán phân biệt hạ canxi máu với các trường hợp:

  • Uốn ván (co cứng cơ toàn thân, triệu chứng đầu tiên là cứng hàm và không đáp ứng khi tiêm canxi tĩnh mạch).

  • Ngộ độc strychnine, mã tiền.

  • Bệnh bạch hầu. 

  • Hội chứng viêm não

  • Động kinh.

Biện pháp trị Hạ canxi máu và phác đồ điều trị Bệnh Hạ canxi máu là gì?

1. Điều trị hạ canxi máu cấp

1.1. Người lớn hoặc trẻ lớn (trên 6 tuổi)
  • Tiêm tĩnh mạch chậm Canxi clorid hay Canxi gluconat 2g (20ml dung dịch canxi gluconat 10%) trong vòng 10 phút

  • Sau đó có thể tiêm nhiều lần trong ngày hoặc truyền 6g canxi gluconat pha trong 500ml dung dịch Dextrose 5% trong vòng 4-6 giờ. Cần xác định tốc độ truyền phù hợp để tránh hội chứng hạ canxi tái diễn và duy trì nồng độ canxi máu trong khoảng 8-9 mg/dl (≥2mmol/l). Sau đó giảm dần lượng dịch truyền.

Lưu ý:

  • Không pha trộn bicarbonate và canxi để truyền vì dung dịch kiềm làm canxi tăng gắn với albumin.

  • Ở những bệnh nhân sử dụng Digoxin, cần phải theo dõi điện tim.

  • Tiêm canxi tĩnh mạch nhanh có thể gây ra ngừng tim. Nếu tiêm ra ngoài mạch máu sẽ dẫn tới hoại tử tổ chức dưới da và da xung quanh vị trí tiêm.

1.2. Trẻ nhỏ

Trong mọi trường hợp, cần cho trẻ uống canxi 10%, 15ml x 3-4 lần/ngày hoặc hỗn dịch canxilactat 6%, 5ml x 3-4 lần/ngày.

2. Điều trị hạ canxi máu mạn 

  • Bồi phụ canxi đường uống: canxi cacbonat (viên 250 hoặc 500mg), liều khởi đầu là 1-2g/ngày. Thời gian điều trị kéo dài, liều 0,5 -1g/ngày. Canxi cacbonat hấp thu rất tốt khi dùng cùng với thức ăn.

  • Vitamin D: trường hợp thiếu vitamin D trong chế độ ăn hàng ngày có thể uống liều 400-1000đv/ngày. Các trường hợp hạ canxi máu do nguyên nhân khác đòi hỏi liều vitamin D cao hơn. Liều khởi đầu là 50.000UI/ngày, duy trì liều 25.000 – 100.000 UI/ ngày, có thể tăng liều trong thời gian 4-6 tuần. Calcitriol (viên 0,25 hoặc 0,5μg) đem lại tác dụng nhanh. Dùng liều khởi đầu là 0,25μg/ ngày, có thể tăng liều sau 2 đến 4 tuần. Liều duy trì calcitriol là 0,5 đến 2μg/ ngày. Calcitriol có giá đắt hơn vitamin D, nhưng ít gây ngộ độc. 

Hạ canxi máu Cách điều trị

Sử dụng vitamin D để điều trị cho bệnh nhân hạ canxi máu mạn

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 09/03/2024 07:20