Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Máu » Bệnh ưa chảy máu

Biện pháp trị Bệnh ưa chảy máu và phác đồ điều trị Bệnh ưa chảy máu là gì?

Các biện pháp chữa và phương pháp-phác đồ điều trị Bệnh ưa chảy máu là gì? Có mấy phác đồ điều trị Bệnh ưa chảy máu? Bệnh ưa chảy máu chia thành các giai đoạn bệnh như thế nào? Có mấy giai đoạn Bệnh ưa chảy máu? Triệu chứng-dấu hiệu và biểu hiện Bệnh ưa chảy máu của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao? Cách trị Bệnh ưa chảy máu thì thực hiện can thiệp y tế vào giai đoạn nào của Bệnh ưa chảy máu là tốt nhất? Để trị Bệnh ưa chảy máu thì nên uống thuốc gì? Để chữa Bệnh ưa chảy máu thì có phải phẫu thuật hay không?

Bệnh ưa chảy máu

Biện pháp trị Bệnh ưa chảy máu và phác đồ điều trị Bệnh ưa chảy máu là gì?

1. Nguyên tắc chung

  • Nguyên tắc điều trị: cầm máu khi có chảy máu.

  • Chảy máu cấp: cần phải điều trị càng sớm càng tốt.

  • Bổ sung yếu tố đông máu để đạt được nồng độ đủ để cầm máu.

2. Điều trị đặc hiệu

Truyền yếu tố đông máu VIII cho bệnh nhân mắc Hemophilia  A, yếu tố đông máu IX cho bệnh nhân mắc Hemophilia B. Việc điều trị phụ thuộc nhiều vào thời gian bán hủy của yếu tố đông máu và tính chất của chế phẩm máu có sẵn. Yếu tố đông máu VIII có thời gian bán hủy là 8-12 giờ, yếu tố đông máu IX có thời gian bán hủy là 24 giờ. Thời gian bán hủy của các yếu tố này có thể rút ngắn nếu có chất ức chế hoặc bệnh nhân bị chảy máu nhiều.

Cách tính liều yếu tố đông máu VIII/ IX cần đưa vào:

  • Đối với hemophilia A: một đơn vị yếu tố VIII/kg cân nặng có thể làm nồng độ yếu tố VIII tăng lên khoảng 2% .

  • Đối với hemophilia B: một đơn vị yếu tố IX/kg cân nặng có thể làm nồng độ yếu tố IX tăng lên khoảng 1% .

Một số chế phẩm điều trị khác:

  • Tủa lạnh: một đơn vị tủa lạnh có 80 – 100 đơn vị yếu tố đông máu VIII/100ml

  • Plasma tươi.

  • Plasma sau khi loại bỏ tủa lạnh (sử dụng để truyền cho bệnh nhân mắc hemophilia B)

3. Các thuốc điều trị cầm máu hỗ trợ

  • Tác nhân có tác dụng ức chế tiêu sợi huyết: EACA (epsilon aminocaproic acid) và tranexamic acid. Các tác nhân này có tác dụng tốt trong việc điều trị chảy máu niêm mạc như xuất huyết tiêu hóa, chảy máu chân răng. Tuy nhiên cần lưu ý không sử dụng các tác nhân này trong trường hợp bệnh nhân đái máu, vì các cục máu đông không tiêu có thể làm ống thận, niệu quản bị tắc  nghẽn. Liều dùng của tranexamic acid là 25mg/kg cân nặng mỗi 6-8 giờ, dùng trong 5- 10 ngày

  • Desmopressin (còn được gọi là DDAVP) có tác dụng tốt cho những bệnh nhân hemophilia A mức độ nhẹ. Liều lượng desmopressin: 0.3-0.4microgam/ kg thể trọng, pha và truyền tĩnh mạch chậm

  • Corticoid: có thể dùng corticoid ngắn ngày ( dưới 7 ngày) trong trường hợp bệnh nhân chảy máu khớp đã cầm nhưng vẫn đau nhiều do phản ứng viêm. Liều sử dụng: 1mg/kg thể trọng.

  • Nếu bệnh nhân đau nhiều, có thể dùng paracetamol dạng đơn hoặc kết hợp codein để giảm đau cho bệnh nhân.

Bệnh ưa chảy máu Cách điều trị

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 26/08/2023 12:48