Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Mắt » Liệt vận nhãn

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Liệt vận nhãn bằng cách nào?

Cách kiểm tra-xét nghiệm và chẩn đoán của Bệnh Liệt vận nhãn ra sao? Các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Liệt vận nhãn bằng hình ảnh, video và các dấu hiệu nhận biết-biểu hiện theo từng giai đoạn bệnh khác nhau như thế nào? Chi phí cho việc xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Liệt vận nhãn tốn bao nhiêu tiền? Và chi phí (bảng giá) xét nghiệm sàng lọc và kỹ thuật tầm soát ung thư (nếu có) của Bệnh Liệt vận nhãn? Liệt vận nhãn có cần xét nghiệm tế bào không? Cách xem kết quả và cách làm xét nghiệm-chẩn đoán Liệt vận nhãn.

Liệt vận nhãn

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Liệt vận nhãn bằng cách nào?

1. Cận lâm sàng

  • Chụp XQ hốc mắt và sọ não.

  • Chụp CT Scan sọ não hoặc cộng hưởng từ sọ não thấy hình ảnh khối u, phình mạch,...

  • Chụp mạch não có sử dụng thuốc cản quang phát hiện phình mạch.

  • Siêu âm hốc mắt, nhãn cầu.

  • Xét nghiệm máu

  • Đánh giá chức năng tuyến giáp...

2. Chẩn đoán

Chẩn đoán liệt vận nhãn dựa vào các triệu chứng như đã nêu ở trên: lác mắt, song thị, hạn chế vận nhãn, tư thế lệch đầu vẹo cổ. Chẩn đoán nguyên nhân gây liệt vận nhãn và vị trí thường gặp nhiều khó khăn khó, cần phối hợp với khám chuyên khoa thần kinh và dựa vào các xét nghiệm.

Chẩn đoán liệt dây thần kinh III:

  • Thường có biểu hiện sụp mi 1 bên hoặc 2 bên.

Liệt vận nhãn Xét nghiệm và chẩn đoán

Liệt dây thần kinh III thường có biểu hiện sụp mi mắt

  • Lác ngoài, có thể lác ngang đơn thuần hoặc lác đứng phối hợp nếu cơ chéo hoặc cơ thẳng đứng tổn thương.

  • Song thị có thể mất đi trong trường hợp bệnh nhân sụp mi nặng. Có thể song thị ngang đơn thuần nhưng đa số trường hợp là song thị đứng do tổn thương phối hợp cơ chéo bé hoặc cơ thẳng đứng.

  • Hạn chế vận nhãn trong và  trên, dưới.

  • Có thể có giãn đồng tử do cơ co đồng tử bị liệt.

Chẩn đoán liệt dây thần kinh IV:

  • Song thị đứng, song thị tối đa khi nhìn vào trong, xuống dưới.

  • Hạn chế vận nhãn vào trong, xuống dưới.

  • Tư thế bù trừ: cằm gập xuống, đầu nghiêng sang phía bên không có cơ bị liệt.

  • Trong liệt dây IV bẩm sinh, khuôn mặt không có sự cân xứng.

  • Nghiệm pháp Bielchowsky (+).

Chẩn đoán liệt dây thần kinh VI:

  • Song thị ngang, đây là triệu chứng làm cho người bệnh đến khám sớm.

  • Hạn chế vận nhãn ngoài.

  • Lác trong.

Trên lâm sàng, lác liệt cần được cần phân biệt với lác cơ năng. Nguyên nhân của lác cơ năng thường do tật khúc xạ không được chỉnh kính, di truyền,... Trong lác cơ năng, góc lác hằng định ở mọi hướng nhìn và thường có giảm thị lực một bên. Tuy nhiên, rất khó phân biệt lác liệt với những trường hợp bệnh nhân lác cơ năng lâu ngày, độ lác lớn.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 22/08/2023 23:25