Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Mắt » Đau mắt hột

Biện pháp phòng ngừa Bệnh Đau mắt hột như thế nào?

Cách phòng ngừa Bệnh Đau mắt hột là gì? Các con đường lây nhiễm bệnh của Bệnh Đau mắt hột ra sao? Lây bệnh qua tiếp xúc hay không khí, qua đường máu hay di truyền? Từ đó rút ra các biện pháp phòng ngừa và cách phòng tránh Bệnh Đau mắt hột tốt nhất là gì?

Đau mắt hột

Biện pháp phòng ngừa Bệnh Đau mắt hột như thế nào?

1. Biện pháp dự phòng

  • Cải thiện vệ sinh môi trường nhằm hạn chế lây bệnh và tái nhiễm trong gia đình và cộng đồng: tạo nguồn cung cấp nước sạch, diệt ruồi, giữ vệ sinh môi trường.

  • Giáo dục mọi người giữ gìn vệ sinh cá nhân: dùng nước sạch để rửa mặt, không sử dụng chung khăn lau mặt, ...

  • Nếu trong gia đình có người bị mắt hột cần phải điều trị ngay, phải đi mổ quặm, nhổ lông xiêu nếu có để tránh biến chứng mù lòa.

2. Chiến lược phòng chống bệnh mắt hột của Tổ Chức Y tế Thế giới 

WHO đưa ra chiến lược SAFE được áp dụng ở nhiều nước với nội dung: 

  • S (Phẫu thuật): sửa các bất thường của mí mắt (ví dụ, quặm và lông xiêu) khiến cho người bệnh có nguy cơ bị mù

  • A (Kháng sinh): để điều trị cho bệnh nhân, chỉ định kháng sinh rộng rãi nhằm giảm gánh nặng bệnh tật ở cộng đồng

  • F (Rửa mặt): rửa mặt sạch sẽ để giảm lây truyền bệnh từ cá nhân bị nhiễm bệnh

  • E (Cải thiện môi trường): để giảm sự lây truyền bệnh và phòng tái nhiễm trên bệnh nhân.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 02/05/2023 23:52