Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Mắt » Đau mắt hột

Đau mắt hột là bệnh gì? Những điều cần biết về Đau mắt hột

Bệnh Đau mắt hột là bệnh gì? Cách phân biệt được chính xác Bệnh Đau mắt hột với các bệnh lý khác có dấu hiệu bệnh tương tự. Nguyên nhân của Bệnh Đau mắt hột do virus (vi rút gây bệnh) hoặc lý do nào khác? Ví dụ như tôi bị Bệnh Đau mắt hột thì tôi cần lưu ý những vấn đề gì? (về ăn-uống-ngủ-nghỉ nên như thế nào?) Tìm hiểu xem Bệnh Đau mắt hột có nguy hiểm không? Đau mắt hột có lây không? Đau mắt hột có di truyền không? Những điều cần biết về Bệnh Đau mắt hột sẽ được trình bày trong bài viết này.

Đau mắt hột

Đau mắt hột là bệnh gì?

Mắt hột là một bệnh viêm kết mạc và giác mạc mạn tính do Chlamydia Trachomatis. Bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi trẻ, kéo dài nếu không được điều trị hoặc bội nhiễm. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa nhưng có thể phòng tránh được.

Mắt hột là một bệnh mạn tính, tiến triển theo các giai đoạn và hình thái khác nhau. Phân loại mắt hột nhằm mục đích đánh giá tình hình, xây dựng kế hoạch phòng chống đau mắt hột và đánh giá kết quả điều trị.

Phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO): Đánh giá tổn thương ở kết mạc sụn mi trên theo 5 dấu hiệu

  • TF (Trachomatous inflammation Follicular): đau mắt hột có hột. Có ít nhất 5 hột kích thước lớn hơn 0,5mm ở vùng trung tâm.

  • TI (Trachomatous inflammation - Intense): đau mắt hột nặng. Kết mạc dày lên và đỏ, ½ mạch máu của kết mạc bị che mờ bởi thâm nhiễm tế bào viêm.

  • TS (Trachomatous Scarring): sẹo kết mạc do đau mắt hột. Sẹo kết mạc là các đoạn xơ trắng, dải sẹo, mạng lưới hoặc hình sao.

  • TT (Trachomatous Trichiasis): Lông xiêu, lông quặm. Có ít 1 lông xiêu cọ vào nhãn cầu, hoặc người bệnh mới nhổ lông xiêu.

  • CO (Corneal Opacity): Sẹo đục giác mạc do mắt hột.

Phân loại của WHO chia bệnh mắt hột thành 2 loại sau:

  • Mắt hột hoạt tính gồm TF và TI. TF là bệnh mắt hột vừa và nhẹ. TI là bệnh mắt hột nặng. Nếu ở trẻ em dưới 10 tuần tuổi, tỉ lệ TF lớn 20%, TI lớn 5% thì cần điều trị tích cực

  • Mắt hột có biến chứng hoặc di chứng: TS: bệnh mắt hột, đã có sẹo; TT: bệnh mắt hột có biến chứng; CO: bệnh mắt hột có nguy cơ gây mù.

Đau mắt hột là bệnh gì?

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 02/05/2023 23:43