Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Mắt » Cận thị

Cận thị là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Cận thị là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Cận thị. Phân loại Bệnh Cận thị có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh Cận thị bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh Cận thị, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh Cận thị. Và những điều cần biết khác về Cận thị. Tìm hiểu xem Bệnh Cận thị có nguy hiểm không? Cận thị có lây không? Cận thị có di truyền không?

Cận thị

Cận thị là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, xét nghiệm và chẩn đoán. Biện pháp điều trị Cận thị

Cận thị là bệnh gì?

Cận thị là hiện tượng mắt chỉ có thể nhìn rõ các vật ở khoảng cách gần, không nhìn rõ các vật ở xa. Cận thị là tật khúc xạ về mắt thường gặp nhất và ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây. 

Cận thị là bệnh gì?

Nguyên nhân nào gây Bệnh Cận thị?

Nguyên nhân gây cận thị là do trục nhãn cầu quá dài làm cho các tia sáng đi vào mắt hội tụ tại một điểm trước võng mạc thay vì tại võng mạc. Bệnh cũng có thể xảy ra do thể thủy tinh và/hoặc giác mạc quá cong so với nhãn cầu. Trong một vài trường hợp, nguyên nhân gây cận thị là do sự kết hợp của các nguyên nhân trên.

Các yếu tố nguy cơ:

  • Yếu tố di truyền: nếu trẻ có bố hoặc mẹ bị cận thị từ 6 diop trở lên thì khả năng bị cận thị di truyền là 100%.

  • Do trẻ sinh ra trọng lượng quá nhẹ và trẻ sinh thiếu tháng: hầu hết trẻ sinh ra với cân nặng nhỏ hơn 2.5kg đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị.

  • Học tập và sinh hoạt thiếu khoa học: là nguyên nhân làm gia tăng số học sinh bị cận thị. Học với cường độ cao, tư thế ngồi học, bàn ghế không phù hợp, môi trường ánh sáng không đảm bảo, đọc sách ở cự ly gần trong thời gian dài, thường xuyên xem tivi nhiều giờ liên tục với cự ly rất gần đều là nguyên nhân gây cận thị.

  • Chế độ ăn uống thiếu vitamin A, C, E, chất khoáng nên không duy trì được các môi trường trong suốt của mắt, dẫn tới giảm khả năng điều tiết của mắt, thoái hoá võng mạc và hoàng điểm.

Cận thị Nguyên nhân​​​​​​​

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Cận thị là gì?

Có thể dễ dàng nhận biết cận thị nhờ các biểu hiện sau:

  • Không nhìn rõ những vật ở xa, phải nheo mắt để nhìn rõ hơn.

  • Căng mắt, chảy nước mắt do mỏi mắt.

  • Dụi mắt nhiều hơn bình thường.

  • Với trẻ em ở lứa tuổi học đường: gặp khó khăn khi nhìn chữ viết trên bảng, nhìn hay nheo mắt hoặc nghiêng đầu.

Với trẻ độ tuổi nhỏ hơn, nhận biết trẻ bị cận thị bằng các biểu hiện:

  • Liên tục nheo mắt.

  • Không thể nêu tên các vật ở khoảng cách xa.

  • Chớp mắt quá mức.

  • Dụi mắt thường xuyên

  • Ngồi gần tivi hơn so với trẻ bình thường.

Với người lớn có thể nhận biết nhờ:

  • Khó đọc các biển hiệu, biển quảng cáo, đèn giao thông hoặc nhìn các vật ở xa.

  • Mệt mỏi khi chơi thể thao, lái xe (cận thị không chỉnh hình).

Cận thị Triệu chứng​​​​​​​

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Cận thị bằng cách nào?

Cận thị được chẩn đoán bằng một số phương pháp sau:

  • Kiểm tra thị lực: thông qua bảng thị lực để đánh giá khả năng nhìn gần cũng như nhìn xa. 

  • Đánh giá sức khoẻ mắt: giúp kiểm tra sơ lược các biến chứng của cận thị, có thể dùng nhiều công cụ khác nhau để xác định.

  • Máy đo nhãn áp: xác định nhãn áp bình thường hay có tăng nhãn áp.

  • Dùng đèn soi bóng đồng tử: xác định phản ứng sinh lý của mắt với ánh sáng, tầm nhìn ngoại vi của mắt, chuyển động của mắt, tình trạng giác mạc, thuỷ tinh thể, đồng tử và mí mắt.

  • Khám mắt chuyên sâu hơn: sử dụng đến thấu kính có đèn để đánh giá thần kinh thị giác và tình trạng của võng mạc, có thể phải nhỏ thuốc làm giãn đồng tử.

Cận thị Xét nghiệm và chẩn đoán​​​​​​​

Biện pháp trị Cận thị và phác đồ điều trị Bệnh Cận thị là gì?

Hiện nay, có một số phương pháp điều trị cận thị gồm:

  • Đeo kính gọng: là giải pháp thông dụng và ít tốn kém nhất để điều chỉnh tật cận thị. Người mắc cận thị thường dùng thấu kính phân kì. Tuy nhiên khi sử dụng kính gọng sẽ có những bất tiện như: hạn chế tham gia các hoạt động thể thao mạnh, nhìn mờ khi trời mưa. Phương pháp này không điều trị triệt để cận thị mà chỉ là giải pháp tạm thời, chỉ sử dụng được trong thời gian nhất định, khi độ cận tăng phải thay kính mới.

  • Đeo kính áp tròng: đây cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Ưu điểm của việc sử dụng kính áp tròng là tính thẩm mỹ cao, nhược điểm là mắt dễ bị khô, nếu mắt mẫn cảm có thể bị dị ứng với kính áp tròng. Ngoài ra, nếu không vệ sinh đúng cách kính áp tròng có thể gây viêm nhiễm mắt. Bệnh nhân phải đổi kính khi hết hạn sử dụng, chi phí tương đối cao.

  • Sử dụng Ortho K để chỉnh hình giác mạc tạm thời: được sử dụng để điều trị cận thị cho người dưới 18 tuổi hoặc không muốn phẫu thuật. Ortho K là kính áp tròng ban đêm, có khả năng chỉnh hình giác mạc từ đó khử độ cận tạm thời. Tuy nhiên khi dừng sử dụng, giác mạc sẽ quay về trạng thái ban đầu. Phương pháp này cũng ít hiệu quả với những người có độ cận nặng, giá cả đắt đỏ và người sử dụng vẫn có khả năng viêm nhiễm mắt.

  • Phẫu thuật tật khúc xạ: độ an toàn cao, hiệu quả đem lại tốt, sau phẫu thuật thời gian phục hồi ngắn và điều trị triệt để tật khúc xạ. Tuy nhiên, giá cả của phương pháp này còn cao và nhiều người e ngại việc phẫu thuật ở vùng mắt.

  • Phẫu thuật Phakic: còn gọi là đặt kính nội nhãn, thường được áp dụng cho các bệnh nhân có độ cận cao nhưng không đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật khúc xạ. Nhược điểm là bệnh nhân có thể bị viêm nhiễm, có nguy cơ tăng nhãn áp, thời gian phục hồi lâu hơn phẫu thuật khúc xạ.

  • Phẫu thuật thay thủy tinh thể: chỉ được chỉ định khi độ cận quá cao và không thể thực hiện các phương pháp phẫu thuật khác.

Cận thị Cách điều trị​​​​​​​

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 03/11/2023 14:53