Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Hô hấp » Viêm phổi liên quan đến thở máy

Biện pháp trị Viêm phổi liên quan đến thở máy và phác đồ điều trị Bệnh Viêm phổi liên quan đến thở máy là gì?

Các biện pháp chữa và phương pháp-phác đồ điều trị Bệnh Viêm phổi liên quan đến thở máy là gì? Có mấy phác đồ điều trị Viêm phổi liên quan đến thở máy? Bệnh Viêm phổi liên quan đến thở máy chia thành các giai đoạn bệnh như thế nào? Có mấy giai đoạn Viêm phổi liên quan đến thở máy? Triệu chứng-dấu hiệu và biểu hiện Viêm phổi liên quan đến thở máy của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao? Cách trị Bệnh Viêm phổi liên quan đến thở máy thì thực hiện can thiệp y tế vào giai đoạn nào của Bệnh Viêm phổi liên quan đến thở máy là tốt nhất? Để trị Viêm phổi liên quan đến thở máy thì nên uống thuốc gì? Để chữa Bệnh Viêm phổi liên quan đến thở máy thì có phải phẫu thuật hay không?

Viêm phổi liên quan đến thở máy

Biện pháp trị Viêm phổi liên quan đến thở máy và phác đồ điều trị Bệnh Viêm phổi liên quan đến thở máy là gì?

Lựa chọn kháng sinh phụ thuộc vào:

  • Đối tượng bệnh nhân, yếu tố nguy cơ và các bệnh lý kèm theo.

  • Kháng sinh bệnh nhân đã sử dụng trước đó.

  • Mức độ thâm nhiễm phổi.

  • Mức độ nhạy cảm của các vi khuẩn và dịch tễ học của vi khuẩn. 

  • Viêm phổi bệnh viện sớm hay muộn.

Viêm phổi liên quan đến thở máy Cách điều trị

Sử dụng kháng sinh để điều trị viêm phổi liên quan đến thở máy

1. Không có nguy cơ kháng kháng sinh

Lựa chọn một trong số các kháng sinh: ceftriaxon liều 2g/ngày, cefotaxim, levofloxacin liều 750mg/ngày hoặc moxifloxacin liều 400mg/ngày, ampicillin/sulbactam liều 2-3g mỗi 6 giờ, ertapenem liều 1g/ngày.

Các yếu tố nguy cơ viêm phổi nguyên nhân do vi khuẩn kháng kháng sinh:

  • Đã sử dụng kháng sinh trong 90 ngày trước đó.

  • Nhập viện điều trị nội trú trong 90 ngày trước đó.

  • Đang nhập viện hơn 5 ngày.

  • Thông khí nhân tạo hơn 7 ngày.

  • Đang điều trị các thuốc ức chế miễn dịch hoặc có bệnh lý suy giảm miễn dịch.

  • Đang điều trị dài ngày tại cơ sở y tế tại cộng đồng hoặc các cơ sở lọc máu.

  • Tiền sử có đợt mắc các nhiễm khuẩn kháng kháng sinh.

2. Khi có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn kháng kháng sinh

  • Sử dụng Cephalosporin kháng trực khuẩn mủ xanh như cefepim, ceftazidime liều 2g mỗi 8 giờ hoặc carbapenem kháng trực khuẩn mủ xanh như imipenem - cilastatin liều mỗi 6 giờ. Meropenem 1-2g/mỗi 8 giờ hoặc kháng sinh beta lactam kháng beta lactamase như piperacillin-tazobactam liều 4,5g/mỗi 6 giờ. Kết hợp với fluoroquinolon kháng trực khuẩn mủ xanh (ciprofloxacin, levofloxacin liều 750mg tĩnh mạch/ngày) hoặc aminoglycosid (amikacin, gentamicin, tobramycin). Kết hợp với vancomycin liều 1g/12 giờ truyền bolus tĩnh mạch) hoặc linezolid liều 500mg/ngày nếu có nguy cơ nhiễm khuẩn do tụ cầu kháng methicillin.

  • Nếu đã kháng hoặc điều trị thất bại với nhiều kháng sinh; căn nhắc sử dụng colistin (colistin phối hợp với sulperazon hoặc rifampicin).

  • Nếu vi khuẩn sinh ESBL thì sử dụng ngay nhóm carbapenem (meropenem, doripenem, imipenem-cilastatin).

3. Liều lượng

  • Dùng liều tối ưu, đảm bảo nồng độ cao gấp 4 lần nồng độ ức chế tối thiểu thì càng tốt (tiêm tĩnh mạch ngắt quãng hoặc bolus trong 2-3 giờ). Chú ý chỉnh liều hàng ngày theo chức năng gan thận và tác dụng phụ theo chiến lược xuống thang. 

4. Thời gian điều trị kháng sinh

  • Thời gian điều trị kháng sinh từ 7-21 ngày, tùy từng bệnh nhân và nguyên nhân gây bệnh. 

  • Phải đánh giá lại hiệu quả điều trị kháng sinh sau 3-4 ngày điều trị.

  • Nếu xác định nguyên nhân gây bệnh là do trực khuẩn mủ xanh hoặc Acinetobacter, thời gian điều trị ít nhất 14 ngày.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 11/05/2023 10:40