Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Hô hấp » Viêm phổi liên quan đến thở máy

Viêm phổi liên quan đến thở máy là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Viêm phổi liên quan đến thở máy là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Viêm phổi liên quan đến thở máy. Phân loại Bệnh Viêm phổi liên quan đến thở máy có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh Viêm phổi liên quan đến thở máy bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh Viêm phổi liên quan đến thở máy, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh Viêm phổi liên quan đến thở máy. Và những điều cần biết khác về Viêm phổi liên quan đến thở máy. Tìm hiểu xem Bệnh Viêm phổi liên quan đến thở máy có nguy hiểm không? Viêm phổi liên quan đến thở máy có lây không? Viêm phổi liên quan đến thở máy có di truyền không?

Viêm phổi liên quan đến thở máy

Viêm phổi liên quan đến thở máy là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, xét nghiệm và chẩn đoán. Biện pháp điều trị Viêm phổi liên quan đến thở máy

Viêm phổi liên quan đến thở máy là bệnh gì?

Viêm phổi liên quan đến thở máy là viêm phổi xuất hiện sau 48 – 72 giờ kể từ khi người bệnh được đặt ống nội khí quản và thông khí nhân tạo. Đây là bệnh lý nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp nhất và nặng nhất trong các loại nhiễm trùng bệnh viện. Bệnh làm tăng thời gian, chi phí nằm viện và tỷ lệ tử vong.

Viêm phổi liên quan đến thở máy là bệnh gì?

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Viêm phổi liên quan đến thở máy là gì?

1. Triệu chứng toàn thân

  • Sốt thành cơn hoặc liên tục cả ngày, có thể kèm theo rét run. Nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C, có thể tăng lên đến 40-41 độ C.

Viêm phổi liên quan đến thở máy Triệu chứng

Bệnh nhân sốt thành cơn hoặc liên tục cả ngày

  • Dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc: da xanh tái, lưỡi bẩn, môi khô.

  • Rối loạn ý thức khi suy hô hấp nặng: thở chống máy, vật vã, kích thích.

  • Các triệu chứng khác: thiếu oxy máu, nhịp tim nhanh do sốt, huyết áp có thể giảm hoặc tăng tùy vào giai đoạn viêm phổi.

2. Triệu chứng hô hấp

  • Thiếu oxy nặng dẫn tới suy hô hấp, biểu hiện các triệu chứng rút lõm hõm ức, co rút cơ hô hấp phụ. Trên máy thở thấy tần số thở nhanh, áp lực đường thở cao, trên monitor có SpO2 thấp dưới 90%.

  • Dấu hiệu của suy hô hấp: nổi vân tím toàn thân, da lạnh, tím môi và đầu chi. Nếu viêm phổi do vi khuẩn Gram âm, bệnh nhân thường có vã mồ hôi, da xanh tái.

  • Nghe phổi có thể có ran nổ, ran ẩm hoặc ran ngáy, ran rít. Có thể gặp hội chứng đông đặc (gõ đục, rì rào phế nang giảm, rung thanh tăng).

  • Dịch tiết phế quản tăng là biểu hiệu đặc trưng của viêm phổi liên quan đến thở máy. Đờm có thể màu vàng, xanh hoặc trắng, đục tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

  • Có thể có dấu hiệu của tràn dịch màng phổi như: rì rào phế nang giảm vùng thấp, gõ đục vùng thấp.

Các dấu hiệu lâm sàng có giá trị chẩn đoán ở mức độ trung bình.

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Viêm phổi liên quan đến thở máy bằng cách nào?

1. Cận lâm sàng

Xét nghiệm máu:

  • Công thức máu: bạch cầu tăng trên 10G/I hoặc bạch cầu giảm dưới 4G/l.

  • Sinh hóa máu: CRP  tăng, procalcitonin tăng.

  • Cấy máu có thể dương tính.

  • Khí máu: tăng PaCO2, giảm PaO2 tùy bệnh nhân và giai đoạn của bệnh.

Chẩn đoán hình ảnh: quan sát đám thâm nhiễm mới xuất hiện, có thể có tràn dịch màng phổi trên Xquang phổi. Hình ảnh Xquang thay đổi chậm hơn so với khí máu và triệu chứng lâm sàng.

Xét nghiệm vi sinh vật rất quan trọng trong việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây viêm phổi do thở máy. Giá trị của xét nghiệm phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm đường hô hấp. Làm xét nghiệm đờm (dịch tiết phế quản) hoặc mủ. Một số nguyên nhân gây viêm phổi liên quan đến thở máy thường gặp gồm:

  • Vi khuẩn Gram âm: P. aeruginosa, Klebsiella pneumoniae, A. baumannii, Escherichia coli, H. influenza, Proteus spp, Burkholderia cepacia.

  • Vi khuẩn Gram dương: S. aureus, S.epidermidis, S. pneumoniae.

2. Chẩn đoán

2.1. Chẩn đoán xác định

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi thở máy của Hiệp hội lồng ngực Hoa kỳ năm 2005:

  • Đặt nội khí quản thở máy trên 48 giờ.

  • Có hình ảnh thâm nhiễm mới, tiến triển hoặc kéo dài trên X quang phổi.

  • Nhiệt độ ≥ 38 độ C hoặc dưới 35,5 độ C.

  • Dịch phế quản có mủ, hoặc có màu vàng đặc.

  • Bạch cầu máu ngoại vi lớn hơn 10 G/L hoặc nhỏ hơn 4 G/L .

  • Cấy dịch khí, phế quản tìm thấy vi khuẩn gây bệnh, cấy máu (+).

  • Điểm CPIS ≥ 6.

Chẩn đoán xác định viêm phổi liên quan đến thở máy khi bệnh nhân có 2 tiêu chuẩn 1, 2 và kèm theo ít nhất 2 trong các tiêu chuẩn còn lại.

2.2. Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt với các bệnh:

  • Phù phổi cấp.

  • Nhồi máu phổi.

  • Xẹp phổi.

  • Chảy máu phổi.

  • Bệnh lý ác tính: các khối u phổi.

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Viêm phổi liên quan đến thở máy bằng cách nào?

Biện pháp trị Viêm phổi liên quan đến thở máy và phác đồ điều trị Bệnh Viêm phổi liên quan đến thở máy là gì?

Lựa chọn kháng sinh phụ thuộc vào:

  • Đối tượng bệnh nhân, yếu tố nguy cơ và các bệnh lý kèm theo.

  • Kháng sinh bệnh nhân đã sử dụng trước đó.

  • Mức độ thâm nhiễm phổi.

  • Mức độ nhạy cảm của các vi khuẩn và dịch tễ học của vi khuẩn. 

  • Viêm phổi bệnh viện sớm hay muộn.

Viêm phổi liên quan đến thở máy Cách điều trị

Sử dụng kháng sinh để điều trị viêm phổi liên quan đến thở máy

1. Không có nguy cơ kháng kháng sinh

Lựa chọn một trong số các kháng sinh: ceftriaxon liều 2g/ngày, cefotaxim, levofloxacin liều 750mg/ngày hoặc moxifloxacin liều 400mg/ngày, ampicillin/sulbactam liều 2-3g mỗi 6 giờ, ertapenem liều 1g/ngày.

Các yếu tố nguy cơ viêm phổi nguyên nhân do vi khuẩn kháng kháng sinh:

  • Đã sử dụng kháng sinh trong 90 ngày trước đó.

  • Nhập viện điều trị nội trú trong 90 ngày trước đó.

  • Đang nhập viện hơn 5 ngày.

  • Thông khí nhân tạo hơn 7 ngày.

  • Đang điều trị các thuốc ức chế miễn dịch hoặc có bệnh lý suy giảm miễn dịch.

  • Đang điều trị dài ngày tại cơ sở y tế tại cộng đồng hoặc các cơ sở lọc máu.

  • Tiền sử có đợt mắc các nhiễm khuẩn kháng kháng sinh.

2. Khi có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn kháng kháng sinh

  • Sử dụng Cephalosporin kháng trực khuẩn mủ xanh như cefepim, ceftazidime liều 2g mỗi 8 giờ hoặc carbapenem kháng trực khuẩn mủ xanh như imipenem - cilastatin liều mỗi 6 giờ. Meropenem 1-2g/mỗi 8 giờ hoặc kháng sinh beta lactam kháng beta lactamase như piperacillin-tazobactam liều 4,5g/mỗi 6 giờ. Kết hợp với fluoroquinolon kháng trực khuẩn mủ xanh (ciprofloxacin, levofloxacin liều 750mg tĩnh mạch/ngày) hoặc aminoglycosid (amikacin, gentamicin, tobramycin). Kết hợp với vancomycin liều 1g/12 giờ truyền bolus tĩnh mạch) hoặc linezolid liều 500mg/ngày nếu có nguy cơ nhiễm khuẩn do tụ cầu kháng methicillin.

  • Nếu đã kháng hoặc điều trị thất bại với nhiều kháng sinh; căn nhắc sử dụng colistin (colistin phối hợp với sulperazon hoặc rifampicin).

  • Nếu vi khuẩn sinh ESBL thì sử dụng ngay nhóm carbapenem (meropenem, doripenem, imipenem-cilastatin).

3. Liều lượng

  • Dùng liều tối ưu, đảm bảo nồng độ cao gấp 4 lần nồng độ ức chế tối thiểu thì càng tốt (tiêm tĩnh mạch ngắt quãng hoặc bolus trong 2-3 giờ). Chú ý chỉnh liều hàng ngày theo chức năng gan thận và tác dụng phụ theo chiến lược xuống thang. 

4. Thời gian điều trị kháng sinh

  • Thời gian điều trị kháng sinh từ 7-21 ngày, tùy từng bệnh nhân và nguyên nhân gây bệnh. 

  • Phải đánh giá lại hiệu quả điều trị kháng sinh sau 3-4 ngày điều trị.

  • Nếu xác định nguyên nhân gây bệnh là do trực khuẩn mủ xanh hoặc Acinetobacter, thời gian điều trị ít nhất 14 ngày.

Biện pháp phòng ngừa Bệnh Viêm phổi liên quan đến thở máy như thế nào?

1. Viêm phổi do hít phải

  • Nếu bệnh nhân không có chống chỉ định, ưu tiên sử dụng thông khí nhân tạo không xâm nhập 

  • Rút ngắn thời gian thông khí nhân tạo.

  • Hút đờm dưới thanh môn.

  • Tư thế nửa ngồi.

  • Sử dụng ống thông hút đờm dùng một lần. 

  • Sử dụng ống thông hút đờm kín.

  • Tránh tình trạng tự rút ống.

  • Duy trì áp lực bóng chèn tối ưu.

  • Tránh thay đường ống dây thở nếu không cần thiết.

  • Tránh ứ đọng nước đường thở.

  • Tránh vận chuyển người bệnh khi không cần thiết.

2. Viêm phổi do các vi khuẩn cư trú gây bệnh

  • Rửa tay thường quy đúng kỹ thuật

  • Tránh dùng thuốc dự phòng loét dạ dày do stress nếu chưa cần thiết.

  • Đặt nội khí quản đường miệng.

  • Tránh sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân nếu không cần thiết.

  • Sử dụng kháng sinh ngắn ngày nhất có thể.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 11/03/2024 03:38