Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Hô hấp » Viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản cấp tính là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Viêm phế quản cấp tính là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Viêm phế quản cấp tính. Phân loại Bệnh Viêm phế quản cấp tính có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh Viêm phế quản cấp tính bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh Viêm phế quản cấp tính, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh Viêm phế quản cấp tính. Và những điều cần biết khác về Viêm phế quản cấp tính. Tìm hiểu xem Bệnh Viêm phế quản cấp tính có nguy hiểm không? Viêm phế quản cấp tính có lây không? Viêm phế quản cấp tính có di truyền không?

Viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản cấp tính là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, xét nghiệm và chẩn đoán. Biện pháp điều trị Viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản cấp tính là bệnh gì?

Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc phế quản ở người trước đó không có tổn thương. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng đối tượng thường gặp nhất là trẻ em và người già. Bệnh hay xảy ra vào mùa đông và đầu mùa xuân.

Viêm phế quản cấp tính là bệnh gì?

Nguyên nhân nào gây Bệnh Viêm phế quản cấp tính?

1. Do vi rút

Viêm phế quản cấp do vi rút chiếm phần lớn các trường hợp. Người ta đã ghi nhận hơn 180 loại vi rút có thể gây bệnh. Một số loại vi rút thường gặp là các vi rút cúm, Rhinovirus, Coronavirus, vi rút đại thực bào đường hô hấp, một số chủng Herpes,...

2. Do vi khuẩn

Viêm phế quản cấp do vi khuẩn ít gặp hơn các trường hợp do vi rút. Một số vi khuẩn gây viêm phế quản cấp thường gặp nhất là các vi khuẩn nội bào như Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae. Viêm phế quản cấp do Haemophilus influenzae ít gặp ở người lớn, hay đi kèm với sốt và các dấu hiệu ngoài đường hô hấp. 

3. Do hút phải hơi độc

Khói thuốc lá, amoniac, dung môi công nghiệp,... có thể là nguyên nhân gây viêm phế quản cấp.

Viêm phế quản cấp tính Nguyên nhân

Khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây viêm phế quản cấp

4. Các điều kiện thuận lợi gây bệnh

  • Thay đổi thời tiết

  • Nhiễm lạnh đột ngột

  • Trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng

  • Người suy giảm miễn dịch

  • Ứ đọng phổi do suy tim

  • Mắc các bệnh về phổi (ví dụ như ung thư phổi, lao phổi)

  • Môi trường sống có nhiều khói bụi, ẩm thấp

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Viêm phế quản cấp tính là gì?

Viêm phế quản cấp điển hình bằng các triệu chứng của viêm long đường hô hấp trên bao gồm hắt hơi, sổ mũi, viêm mũi họng. Tổn thương viêm lan xuống đường hô hấp dưới với các biểu hiện ho khan, ho từng cơn. Bệnh toàn phát bao gồm hai giai đoạn:

1. Giai đoạn khô

Bệnh nhân thường có cảm giác bỏng rát sau xương ức, cảm giác này tăng lên khi ho. Cảm giác đau ngực có nguồn gốc do cơ vì bệnh nhân ho liên tục. Bệnh nhân ho khan, ho từng cơn, có khi khàn tiếng.

Viêm phế quản cấp tính Triệu chứng

Ho là triệu chứng của bệnh nhân viêm phế quản cấp

Bệnh nhân thường sốt ở mức trung bình, khoảng 38 độ C. Có các triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn, đau mình mẩy. Khám phổi ban đầu bình thường, sau đó có thể thấy ran rít, ran ngáy rải rác. Giai đoạn này kéo dài 3-4 ngày sẽ chuyển sang giai đoạn ướt.

2. Giai đoạn ướt

Cảm giác bỏng rát sau xương ức giảm dần sau đó hết hẳn. Bệnh nhân có khó thở nhẹ, ho khạc đờm nhầy hoặc đờm vàng. Khám phổi bệnh nhân có thể thấy ran ẩm, ran ngáy. Giai đoạn này thường kéo dài 4-5 ngày và sau khoảng 10 ngày thì khỏi hoàn toàn. Một số bệnh nhân có thể ho khan kéo dài nhiều tuần lễ do tăng tính phản ứng phế quản sau nhiễm trùng.

Đôi khi bệnh bắt đầu một cách rất rầm rộ: ho nhiều, sốt cao, có thể có ho ra máu,... Nếu ở người lớn tuổi có nghiện thuốc lá ho ra máu cần lưu ý tìm ung thư phế quản bằng phương pháp soi phế quản.

Dấu hiệu X-quang ở bệnh nhân viêm phế quản cấp thường không có gì đặc biệt, có thể thấy dày thành phế quản. Xét nghiệm thấy bạch cầu và máu lắng tăng vừa phải. Cấy đờm có thể phát hiện nhiều loại vi khuẩn. Tuy nhiên ít có giá trị để chẩn đoán và thường không có chỉ định làm xét nghiệm này.

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Viêm phế quản cấp tính bằng cách nào?

Chẩn đoán viêm phế quản cấp bằng các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới.

Triệu chứng viêm đường hô hấp trên:

  • Nhẹ: viêm họng, chảy nước mũi

  • Nặng: viêm xoang, viêm mũi mủ, viêm tai giữa, viêm amidan

Triệu chứng viêm đường hô hấp dưới:

  • Nhẹ: ho, khàn tiếng, thở khò khè, nghe phổi có ran rít, ran ngáy.

  • Nặng: khó thở rõ rệt, co kéo lồng ngực, tím tái, nhịp thở nhanh hơn 30 lần/phút

Cần phân biệt viêm phế quản cấp với viêm phổi, hen phế quản, lao phổi, ung thư phổi, dị vật đường thở và đợt cấp của suy tim sung huyết.

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Viêm phế quản cấp tính bằng cách nào?

Biện pháp trị Viêm phế quản cấp tính và phác đồ điều trị Bệnh Viêm phế quản cấp tính là gì?

Phần lớn trường hợp viêm phế quản cấp có nguyên nhân là do virus. Điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng. Người bệnh cần nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Một số triệu chứng thường gặp như ho, sốt, chảy nước mũi được điều trị như sau:

  • Ho: nếu bệnh nhân ho nhiều, gây mất ngủ có thể chỉ định dùng các thuốc giảm ho như codein, dextromethorphan. Có thể dùng thêm các thuốc có tác dụng long đờm như acetylcystein hoặc thuốc loãng đờm nếu đờm quá đặc, khó khạc. 

  • Sốt: dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao 38,5 độ C trở lên. 

  • Sổ mũi, nghẹt mũi: sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi. 

  • Nếu có co thắt phế quản: dùng các thuốc giãn phế quản

Với bệnh nhân viêm phế quản cấp, chỉ chỉ định dùng kháng sinh đối với các đối tượng sau:

  • Bệnh nhân ho kéo dài hơn 7 ngày

  • Ho, khạc đờm mủ

  • Viêm phế quản cấp ở người có bệnh mạn tính nặng ví dụ như ung thư, suy tim.

Cần lựa chọn kháng sinh phù hợp với mô hình vi khuẩn và tình hình kháng thuốc tại địa phương.

Biện pháp trị Viêm phế quản cấp tính và phác đồ điều trị Bệnh Viêm phế quản cấp tính là gì?

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 01/05/2023 12:25