Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Hô hấp » Tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Tràn khí màng phổi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Tràn khí màng phổi. Phân loại Bệnh Tràn khí màng phổi có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh Tràn khí màng phổi bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh Tràn khí màng phổi, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh Tràn khí màng phổi. Và những điều cần biết khác về Tràn khí màng phổi. Tìm hiểu xem Bệnh Tràn khí màng phổi có nguy hiểm không? Tràn khí màng phổi có lây không? Tràn khí màng phổi có di truyền không?

Tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, xét nghiệm và chẩn đoán. Biện pháp điều trị Tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi là bệnh gì?

Tràn khí màng phổi là tình trạng có khí xuất hiện trong khoang màng phổi. Không khí vào khoang màng phổi nhưng không thoát ra được làm nhu mô phổi bị xẹp lại về phía rốn phổi. Đây là một tình trạng bệnh lý cấp cứu, có thể gây ra suy hô hấp đột ngột và dẫn tới tử vong.

Tràn khí màng phổi là bệnh gì?

Nguyên nhân nào gây Bệnh Tràn khí màng phổi?

Màng phổi gồm 2 lớp với dịch ở giữa, đàn hồi theo nhịp thở khi hít vào và thở ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng tràn khí màng phổi có thể xác định hoặc không xác định, dựa vào đó người ta phân loại tràn khí màng phổi gồm:

1.1. Tràn khí màng phổi tự phát

Không xác định được nguyên nhân gây tràn khí màng phổi tự phát. Tình trạng này thường xảy ra ở người trẻ tuổi, không có bệnh lý phổi hoặc chấn thương ngực trước đó. Tình trạng này xảy ra khi xuất hiện bóng khí bất thường ở màng phổi, vỡ ra do tác động nào đó, làm áp lực màng phổi thay đổi. Yếu tố tác động có thể là thay đổi áp suất không khí khi lặn biển,  leo núi, khi trên máy bay hoặc âm thanh lớn,… 

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tràn khí màng phổi có thể xảy ra tự phát sau khi sử dụng chất kích thích như cần sa. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là vỡ khí màng phổi không rõ nguyên do.

1.2. Tràn khí màng phổi thứ phát

Đây là tình trạng xảy ra ở những người từng bị bệnh lý về phổi gây suy giảm chức năng, làm màng phổi mỏng dần dần. Khi kết hợp với một số điều kiện khác, màng phổi dễ bị tụ khí, rách và cuối cùng sẽ dẫn tới tràn khí màng phổi. Các bệnh lý dễ gây tràn khí màng phổi thứ phát gồm: lao, viêm phổi, xơ hóa nang, ung thư phổi,… 

Nhìn chung, tràn khí màng phổi thứ phát tiên lượng nguy hiểm hơn, tiến triển nặng hơn, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh do phổi bị tổn thương nặng nề. Vì vậy, luôn cần được theo dõi thường xuyên những bệnh nhân có các bệnh lý phổi và can thiệp kịp thời nếu xuất hiện bóng khí bất thường ở màng phổi.

1.3. Tràn khí màng phổi do chấn thương

Vết thương do bệnh lý hoặc vi trùng hay chấn thương ở ngực gây ra đều có thể dẫn đến tràn khí màng phổi. Chấn thương thường gặp là đòn đánh lực mạnh vào ngực, vết thương dao, vết thương do đạn bắn. 

Đôi khi, tổn thương gây ra tràn khí màng phổi là do các thủ thuật y tế như: sinh thiết phổi, đặt ống lồng ngực, sinh thiết gan, hồi sức tim phổi,…

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Tràn khí màng phổi là gì?

  • Đau ngực đột ngột, đau bắt đầu từ phía phổi bị tràn khí và có thể lan ra các cơ quan xung quanh. Cần phân biệt với những bệnh lý gây đau ngực khác, đau do tràn khí màng phổi không xảy ra ở trung tâm ngực.

  • Cảm giác đè nặng, tức ngực do phổi bị bóng khí chèn ép.

  • Mức độ khó thở nhẹ hay nặng tùy thuộc vào mức độ phổi bị xẹp.

Tràn khí màng phổi Triệu chứng

Người bệnh có triệu chứng khó thở

  • Tim đập nhanh.

  • Có thể choáng, sốc.

  • Tam chứng Galliard: giảm hoặc mất rung thanh, gõ vang trống, giảm hoặc mất rì rào phế nang.

  • Các biểu hiện khác: sốt, tím tái, vật vã, kích thích, mạch nhanh, thở nhanh, huyết áp tụt, các triệu chứng của bệnh lý kèm theo trước đó.

  • Triệu chứng bệnh có thể ít hay nhiều, kéo dài hoặc trong thời gian ngắn phụ thuộc vào lượng khí trong khoang màng phổi nhiều hay ít. Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được thăm khám ngay khi xuất hiện triệu chứng khó thở đột ngột, đau ngực, nhịp thở nhanh và nông.

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Tràn khí màng phổi bằng cách nào?

  • Trên X quang quan sát thấy hình ảnh tăng sáng, nhu mô phổi bị ép lại, không có vân của phổi, vòm hoành hạ thấp, khoang liên sườn giãn, đẩy tim và trung thất về bên lành. Nếu tràn khí màng phổi ít, sẽ phát hiện rõ hình ảnh tràn khí màng phổi khi chỉ định chụp tư thế thở ra gắng sức.

Tràn khí màng phổi Xét nghiệm và chẩn đoán

Hình ảnh X quang tràn khí màng phổi

  • Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực để phân biệt với ứ khí phổi nặng hoặc nang phổi trên X quang.

Biện pháp trị Tràn khí màng phổi và phác đồ điều trị Bệnh Tràn khí màng phổi là gì?

Điều trị tràn khí màng phổi tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ tràn khí cũng như tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Nếu tràn khí màng phổi tự phát, lượng khí màng phổi ít (dưới 15% thể tích bên tràn khí) thì không cần hút dẫn lưu. Cho bệnh nhân thở oxy 2-3 ngày, sau đó chụp X quang phổi, nếu ổn định có thể cho bệnh nhân ra viện.

1. Chọc hút khí màng phổi

Phương pháp này được chỉ định cho những bệnh nhân tràn khí màng phổi tự phát, lượng khí lớn hơn 15% thể tích bên phổi tràn khí. Những bệnh nhân tràn khí màng phổi thứ phát sau các thủ thuật sinh thiết màng phổi, sinh thiết phổi xuyên thành ngực, chọc dịch màng phổi,  lượng khí nhỏ hơn 15% thể tích của bên phổi bị tràn khí. 

2. Mở màng phổi, đặt ống dẫn lưu

Chỉ định cho các trường hợp

  • Tràn khí màng phổi áp lực dương: nhịp tim > 140 lần/phút, nhịp thở > 30 lần/phút,  huyết áp tụt, tràn khí dưới da, vòm hoành hạ thấp, trung thất bị đẩy lệch về bên đối diện. 

  • Tất cả trường hợp tràn khí màng phổi thứ phát.

  • Tràn khí màng phổi do chấn thương.

  • Tràn khí màng phổi tự phát thất bại với các biện pháp điều trị nêu trên hoặc tái phát nhiều lần.

  • Tràn khí tràn dịch màng phổi.

3. Dự phòng tái phát

Chỉ định cho các trường hợp:

  • Tràn khí màng phổi tự phát tái phát từ lần 2 trở đi.

  • Tràn khí màng phổi thứ phát sau các bệnh lao phổi, COPD, bệnh phổi mô kẽ.

  • Trên phim chụp X quang hoặc cắt lớp vi tính có hình ảnh bóng, kén khí. 

Các phương pháp được sử dụng:

  • Bơm bột talc qua ống dẫn lưu: được chỉ định cho bệnh nhân suy hô hấp hoặc không có điều kiện nội soi màng phổi hoặc có các chống chỉ định của nội soi màng phổi. Bơm 10 gam bột talc vô trùng pha với 50ml NaCl 0,9% qua ống dẫn lưu màng phổi. Dùng hút dẫn lưu, thay đổi tư thế 15 phút/lần, hút dẫn lưu liên tục sau bơm bột talc 2 tiếng.

  • Bơm iodopovidon qua ống dẫn lưu có chỉ định tương tự như bơm bột talc qua ống dẫn lưu. Nên chỉ định bơm iodopovidon trong trường hợp bệnh nhân có suy hô hấp nhiều hoặc đã đặt ống dẫn lưu nhiều ngày. Dung dịch dùng để bơm được pha bằng cách pha 40ml iodopovidon 10% với 60ml NaCl 0,9%. Dùng hút dẫn lưu, hút dẫn lưu liên tục sau khi bơm 2 tiếng, thay đổi tư thế 15 phút/lần.

  • Nội soi màng phổi: qua nội soi có thể tiến hành đốt điện, thắt, kẹp hoặc khâu các bóng khí, cắt bỏ bóng khí, gây dính màng phổi với bột talc.

  • Mở lồng ngực: chỉ định cho các bệnh nhân không có điều kiện nội soi màng phổi hoặc nội soi màng phổi thất bại. Mở lồng ngực để xử lý các lỗ rò phế quản - màng phổi và bóng khí

Biện pháp trị Tràn khí màng phổi và phác đồ điều trị Bệnh Tràn khí màng phổi là gì?

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 11/03/2024 10:56