Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc Bệnh Thuyên tắc phổi?
1. Tình trạng bệnh
-
Có cục máu đông ở chân, hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT).
-
Từng bị suy tim hoặc đột quỵ.
-
Gần đây đã bị chấn thương hoặc tổn thương tĩnh mạch, có thể sau một cuộc phẫu thuật gần đây, gãy xương hoặc do giãn tĩnh mạch.
-
Nhận được một ống thông tĩnh mạch trung tâm qua cánh tay hoặc chân.
-
Một số bệnh ung thư - đặc biệt là ung thư não, buồng trứng, tuyến tụy, ruột kết, dạ dày, phổi và thận, và các bệnh ung thư đã lan rộng - có thể làm tăng nguy cơ đông máu. Hóa trị làm tăng thêm nguy cơ, cũng có nguy cơ đông máu cao hơn nếu có tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc bệnh ung thư vú và đang dùng tamoxifen hoặc raloxifene.
-
Rối loạn quá trình đông máu: Một số rối loạn di truyền ảnh hưởng đến máu, khiến máu dễ đông hơn. Các rối loạn bệnh khác như bệnh thận cũng có thể làm tăng nguy cơ đông máu.
2. Kéo dài thời gian không hoạt động
-
Không hoạt động trong thời gian dài: Nằm liệt giường trong thời gian dài sau phẫu thuật, đau tim, gãy xương chân, chấn thương hoặc bất kỳ căn bệnh nghiêm trọng tăng nguy cơ bị đông máu. Khi để chân nằm thẳng trong thời gian dài, dòng máu chảy qua các tĩnh mạch sẽ chậm lại và máu có thể dồn lại ở chân. Điều này đôi khi có thể dẫn đến cục máu đông.
Nằm liệt giường trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc thuyên tắc phổi
-
Những chuyến đi dài: Ngồi ở tư thế chật chội trong những chuyến đi máy bay hoặc ô tô dài làm chậm lưu lượng máu ở chân, làm tăng nguy cơ đông máu.
3. Các yếu tố rủi ro khác
-
Đang dùng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone: Bổ sung nội tiết tố Estrogen. Estrogen trong thuốc tránh thai và liệu pháp thay thế hormone có thể làm tăng các yếu tố đông máu trong máu, đặc biệt ở những người hút thuốc hoặc thừa cân.
-
Hút thuốc.
-
Thừa cân (Chỉ số khối cơ thể hoặc BMI lớn hơn 25)/béo phì (chỉ số BMI lớn hơn 30).
-
Đang mang thai hoặc đã sinh con trong sáu tuần trước đó: Trọng lượng của em bé đè lên các tĩnh mạch ở xương chậu có thể làm chậm quá trình đưa máu trở lại từ chân. Các cục máu đông có nhiều khả năng hình thành khi máu chảy chậm hoặc đọng lại.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.