Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Hô hấp » Suy hô hấp cấp

Biện pháp trị Suy hô hấp cấp và phác đồ điều trị Bệnh Suy hô hấp cấp là gì?

Các biện pháp chữa và phương pháp-phác đồ điều trị Bệnh Suy hô hấp cấp là gì? Có mấy phác đồ điều trị Suy hô hấp cấp? Bệnh Suy hô hấp cấp chia thành các giai đoạn bệnh như thế nào? Có mấy giai đoạn Suy hô hấp cấp? Triệu chứng-dấu hiệu và biểu hiện Suy hô hấp cấp của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao? Cách trị Bệnh Suy hô hấp cấp thì thực hiện can thiệp y tế vào giai đoạn nào của Bệnh Suy hô hấp cấp là tốt nhất? Để trị Suy hô hấp cấp thì nên uống thuốc gì? Để chữa Bệnh Suy hô hấp cấp thì có phải phẫu thuật hay không?

Suy hô hấp cấp

Biện pháp trị Suy hô hấp cấp và phác đồ điều trị Bệnh Suy hô hấp cấp là gì?

1. Xử trí ban đầu 

Can thiệp ngay các nguyên nhân suy hô hấp cấp:

  • Dị vật đường thở: để đẩy dị vật ra ngoài bằng cách làm thủ thuật Heimlich.

  • Tràn khí màng phổi: chọc kim lớn vào khoang liên sườn hai đường giữa đòn. Sau đó vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện để hút dẫn lưu khí màng phổi.

  • Ngừng thở, liệt hô hấp: bóp bóng và vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện để đặt nội khí quản thông khí nhân tạo.

Xử trí ban đầu:

  • Khai thông đường thở bằng cách hút đờm dãi, lấy dị vật.

  • Đẩy trán nâng cằm, nâng hàm.

  • Dùng canuyn Grudel hoặc Mayo để chống tụt lưỡi.

  • Cho bệnh nhân nằm nghiêng: là tư thế an toàn nếu có nguy cơ sặc.

  • Đảm bảo thông khí: bóp bóng mặt nạ có oxy.

  • Đặt nội khí quản.

Suy hô hấp cấp Cách điều trị

Đặt nội khí quản

Sau đó đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại biên cho bệnh nhân và vận chuyển bệnh nhân đến trung tâm cấp cứu và hồi sức.

2. Xử trí tại bệnh viện

2.1. Xử trí cấp cứu

Nội soi phế quản để loại bỏ dị vật đường thở. Mở màng phổi để hút dẫn lưu khí màng phổi.

Chỉ định đặt nội khí quản với những bệnh nhân:

  • Tắc nghẽn đường hô hấp trên.

  • Mất phản xạ bảo vệ đường thở.

  • Giảm hoặc mất khả năng khạc đờm.

  • Không đáp ứng thở oxy hoặc thiếu oxy máu nặng.

  • Cần thông khí nhân tạo xâm nhập.

Cần hỗ trợ thông khí với các trường hợp bệnh nhân:

  • Giảm thông khí.

  • Toan hô hấp với pH dưới 7,25.

  • Có nguy cơ giảm thông khí hoặc tình trạng giảm thông khí tiến triển nặng thêm: liệt hoặc mệt cơ hoành, PaCO2 tăng dần.

  • Kém đáp ứng với thở oxy, thiếu oxy máu nặng.

2.2. Oxy liệu pháp

Nguyên tắc: đảm bảo oxy máu (SpO2 trên 90%)

Các dụng cụ thở:

  • Canuyn mũi: thích hợp với các bệnh nhân suy hô hấp mức độ trung bình, bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính.

  • Mặt nạ oxy: thích hợp cho các trường hợp suy hô hấp mức độ trung bình nguyên nhân do tổn thương màng phế nang mao mạch. 

  • Mặt nạ không thở lại: thích hợp cho bệnh nhân suy hô hấp mức độ nặng nguyên nhân do tổn thương màng phế nang mao mạch. 

  • Mặt nạ venturi: dùng cho bệnh nhân cần nồng độ oxy chính xác

Suy hô hấp cấp Cách điều trị

Mặt nạ venturi

2.3. Thông khí nhân tạo

  • Thông khí nhân tạo không xâm nhập áp lực dương giúp hỗ trợ thông khí cho bệnh nhân qua mặt nạ (mũi, mũi miệng). Phương pháp này được chỉ định cho bệnh nhân suy hô hấp do phù phổi cấp huyết động, đợt cấp của hen phế quản và COPD, suy hô hấp nặng có dấu hiệu mệt cơ (gắng sức và tần số thở trên 30/phút, toan hô hấp cấp (pH < 7,25-7,30) và tỷ lệ PaO2/FiO2 < 200).

  • Thông khí nhân tạo xâm nhập: khi thông khí nhân tạo không xâm nhập thất bại hoặc có chống chỉ định.

2.4. Điều trị nguyên nhân

  • Thuốc giãn phế quản (kích thích beta 2- adrenergic; thuốc kháng cholinergic) được chỉ định với suy hô hấp do có co thắt phế quản (COPD, hen phế quản). Ưu tiên dùng đường khí dung, nếu không đáp ứng thì chuyển sang dùng đường truyền tĩnh mạch.

  • Corticoid: dùng trong các đợt cấp của hen phế quản, COPD.

  • Kháng sinh: khi bệnh nhân có dấu hiệu của nhiễm trùng.

  • Lợi tiểu: phù phổi cấp huyết động, suy tim ứ huyết, quá tải thể tích.

  • Chọc dẫn lưu khí và dịch khi có tràn khí và dịch màng phổi.

  • Thay huyết tương để loại kháng thể trong các bệnh tự miễn gây liệt hô hấp.

  • Điều trị các nguyên nhân ngoại khoa: cố định xương sườn bằng thở máy hoặc treo cố định trong trường hợp mảng sườn di động, phẫu thuật giải chèn ép nếu có chèn ép tủy cổ.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 03/05/2023 03:14