Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Hô hấp » Giãn phế quản

Biện pháp trị Giãn phế quản và phác đồ điều trị Bệnh Giãn phế quản là gì?

Các biện pháp chữa và phương pháp-phác đồ điều trị Bệnh Giãn phế quản là gì? Có mấy phác đồ điều trị Giãn phế quản? Bệnh Giãn phế quản chia thành các giai đoạn bệnh như thế nào? Có mấy giai đoạn Giãn phế quản? Triệu chứng-dấu hiệu và biểu hiện Giãn phế quản của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao? Cách trị Bệnh Giãn phế quản thì thực hiện can thiệp y tế vào giai đoạn nào của Bệnh Giãn phế quản là tốt nhất? Để trị Giãn phế quản thì nên uống thuốc gì? Để chữa Bệnh Giãn phế quản thì có phải phẫu thuật hay không?

Giãn phế quản

Biện pháp trị Giãn phế quản và phác đồ điều trị Bệnh Giãn phế quản là gì?

1. Điều trị bội nhiễm phế quản

Các kháng sinh thường dùng để điều trị giãn phế quản là cephalosporin thế hệ 2 (cefuroxim liều 1,5g/ngày), cephalosporin thế hệ 3 (cefotaxim liều 3-6g/ngày, ceftazidime liều 3-6g/ngày). Kết hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosid (gentamicin liều 3-5mg/kg/ngày tiêm bắp 1 lần hoặc amikacin liều 15mg/kg/ngày  tiêm bắp 1 lần hoặc pha truyền tĩnh mạch với NaCl 0,9%) hoặc nhóm quinolon: ciprofloxacin liều 1g/ngày chia 2 lần.

Có thể dùng thay thế:

  • Penicillin G truyền tĩnh mạch liều 10-50 triệu đơn vị ngày, kết hợp với một kháng sinh nhóm aminoglycosid.

  • Nếu nghi ngờ nhiễm vi khuẩn tiết beta lactamase thì thay penicillin G bằng ampicillin + sulbactam hoặc amoxicillin + acid clavulanic, liều dùng 3-6g/ngày.

  • Nếu bệnh nhân khạc đờm mủ thối thì dùng kháng sinh beta lactam kết hợp với metronidazol truyền tĩnh mạch liều 1-1,5g/ngày chia 2-3 lần, hoặc penicillin G li10 – 50 triệu đơn vị kết hợp metronidazol 1-1,5g/ngày truyền tĩnh mạch kết hợp.

Thay đổi kháng sinh dựa theo kháng sinh đồ nếu có và đáp ứng của bệnh nhân. Thời gian dùng kháng sinh tùy từng bệnh nhân, thường là 1-2 tuần. Những trường hợp giãn phế quản nặng, nhiễm vi khuẩn kháng thuốc thường phải sử dụng kháng sinh dài ngày hơn. Nếu bội nhiễm do Staphylococcus aureus hoặc Pseudomonas aeruginosa, thời gian dùng kháng sinh có thể kéo dài 3 tuần.

Giãn phế quản Cách điều trị

Kháng sinh được dùng để điều trị bội nhiễm phế quản

2. Dẫn lưu đờm

  • Hướng dẫn bệnh nhân cách ho khạc đờm. Tùy vị trí tổn thương để lựa chọn tư thế thích hợp, thường để bệnh nhân nằm đầu dốc để đờm, mủ từ phế quản có thể thoát ra ngoài dễ dàng.

  • Kết hợp vỗ rung lồng ngực mỗi ngày 2-3 lần, tiến hành trước bữa ăn. Đây là phương pháp đơn giản, đem lại kết quả tốt và cần làm thường xuyên hàng ngày.

  • Soi phế quản ống mềm nếu có. Trong quá trình soi, hút dịch để làm xét nghiệm vi sinh, bơm rửa lòng phế quản để giải phóng đờm mủ bít tắc.

3. Thuốc giãn phế quản

Nếu bệnh nhân khó thở, nghe phổi có ran rít, ran ngáy có thể cho các thuốc giãn phế quản:

  • Thuốc cường beta 2 - adrenergic: salbutamol 4mg x 4 viên/ngày, chia 4 lần; terbutaline 5mg x 2-4 viên/ngày, chia 2-4 lần.

  • Thuốc kháng cholinergic: ipratropium bromid khí dung liều 2ml/lần x 3 lần/ngày.

  • Thuốc kháng cholinergic kết hợp với thuốc cường beta 2-adrenergic: Combivent , Berodual khí dung liều 2ml/lần x 3 lần/ngày.

  • Thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài: Bambuterol 10mg, uống 1 viên/ngày.

4. Điều trị ho ra máu

4.1. Ho ra máu nhẹ
  • Lượng máu ho khạc dưới 50ml/ngày. 

  • Nằm nghỉ, ăn lỏng.

  • Dùng thuốc giảm ho, an thần nếu không có chống chỉ định.

4.2. Ho máu mức độ trung bình
  • Lượng máu ho khạc từ 50-200ml/ngày:

  • Chăm sóc chung như trên

  • Tiêm tĩnh mạch Transamin 250mg x 4 ống/ngày.

  • Tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch Morphin 0,01g.

  • Dùng kháng sinh cho tất cả các trường hợp bệnh nhân ho máu từ mức độ trung bình trở lên để dự phòng nhiễm khuẩn.

4.3. Ho ra máu nặng
  • Lượng máu ho khạc từ 200 - 500ml/ngày.

  • Điều trị như trên.

  • Bồi phụ khối lượng tuần hoàn: truyền dịch, truyền máu

4.4. Ho ra máu rất nặng
  • Lượng máu ho khạc lớn hơn 500ml/ngày:

  • Các biện pháp điều trị như điều trị ho ra máu mức độ nặng.

  • Hút đờm máu, hút bỏ cục máu đông gây bít tắc phế quản bằng cách mở khí quản hoặc đặt nội khí quản.

  • Soi phế quản ống mềm để xác định vị trí chảy máu, tạo điều kiện thuận lợi khi gây tắc động mạch phế quản hoặc  phẫu thuật cắt phân thùy phổi. Bơm thuốc co mạch:  dung dịch Adrenalin pha loãng 0,1% giúp cầm máu tạm thời. 

  • Ở bệnh nhân ho ra máu nặng, ho ra máu dai dẳng, tái phát nhiều đợt: chụp động mạch phế quản. Nếu thấy hình ảnh búi phình, tiến hành gây bít tắc động mạch phế quản.

  • Xét nghiệm máu ngoại vi để đánh giá mức độ thiếu máu.

  • Bù khối lượng máu đã mất đi hoặc sử dụng các chế phẩm cao phân tử.

5. Phẫu thuật

Đối với những trường hợp bệnh nhân giãn phế quản khu trú, giãn phế quản có ho máu tái phát hoặc ho máu nặng, chỉ định phẫu thuật cắt phân thuỳ, thuỳ hoặc cả bên phổi.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 11/05/2023 15:34