Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Hô hấp » Dị vật đường thở

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Dị vật đường thở là gì?

Dấu hiệu bất thường, biểu hiện và những triệu chứng của Bệnh Dị vật đường thở là gì? Cách phân biệt được chính xác biểu hiện của người bị Bệnh Dị vật đường thở với các bệnh lý khác có dấu hiệu bệnh tương tự. Dấu hiệu sớm của Bệnh Dị vật đường thở theo từng giai đoạn bệnh khác nhau như thế nào? Bệnh Dị vật đường thở chia thành các giai đoạn bệnh nào? Hiện tượng bất thường, triệu chứng-dấu hiệu nhận biết và các biểu hiện Dị vật đường thở của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao?

Dị vật đường thở

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Dị vật đường thở là gì?

1. Hội chứng xâm nhập

Hội chứng xâm nhập có thể khai thác được ở 93% số bệnh nhân, 7% không khai thác được là những trường hợp bệnh nhân bị hôn mê, không có người chứng kiến hoặc trẻ còn nhỏ chưa tự kể được.

Hội chứng xâm nhập là do phản xạ co thắt chặt thanh quản để ngăn không cho dị vật đi xuống dưới và phản xạ ho liên tiếp để tống dị vật ra ngoài. Bệnh nhân ho sặc sụa, tím tái, vã mồ hôi, trợn mắt mũi, đôi khi đại tiểu tiện không tự chủ. Cơn kéo dài khoảng 3 - 5 phút, sau đó có thể xảy ra ba khả năng:

  • Nhờ phản xạ bảo vệ của thanh quản mà dị vật được tống ra ngoài.

  • Dị vật quá to gây chèn ép làm bệnh nhân ngạt thở, tử vong trước khi đến bệnh viện.

  • Dị vật mắc lại ở đường thở, thanh quản, khí quản hoặc phế quản.

Tùy theo vị trí dị vật bị mắc lại mà bệnh nhân có các biểu hiện khác nhau.

2. Triệu chứng toàn thân

Triệu chứng toàn thân gặp trong dị vật đường thở gồm khó thở và sốt:

  • Khó thở: giai đoạn đầu khi chưa có nhiễm khuẩn, khó thở là triệu chứng nổi trội. Nếu dị vật mắc lại tại thanh quản, bệnh nhân có khó thở thanh quản mức độ khác nhau tùy thuộc kích thước dị vật và thời gian dị vật bị mắc lại trên đường thở. Nếu kích thước dị vật to có thể gây ra khó thở thanh quản độ 2, 3 hoặc ngạt thở. Nếu dị vật kích nhỏ có thể không gây khó thở hoặc chỉ khó thở thanh quản ở mức độ nhẹ. Bệnh nhân cũng có thể khó thở hỗn hợp cả hai thì do dị vật mắc ở khí quản đoạn thấp hoặc phế quản. Bệnh nhân thường có các cơn khó thở và ho khi gắng sức hoặc ngay cả lúc nghỉ ngơi.

Dị vật đường thở Triệu chứng

Khó thở là triệu chứng nổi trội

  • Sốt: thường xuất hiện sau một vài ngày khi có nhiễm khuẩn.

Bên cạnh đó, tùy theo vị trí dị vật mắc lại mà bệnh nhân có các triệu chứng khác nhau.

  • Dị vật ở thanh quản: các vật mắc lại ở thanh quản thường là các vật dẹt, sắc nhọn, sù sì… Bệnh nhân thường khàn tiếng, mất tiếng, khó thở thanh quản mức độ nặng nhẹ tuỳ thuộc kích thước của dị vật và thời gian dị vật mắc lại. Bệnh nhân thường ho khan không có đờm, ho từng cơn dài do kích thích thanh quản càng làm cho thanh quản phù nề làm cho bệnh nhân khó thở ngày càng tăng.

  • Dị vật ở khí quản: Thường gặp các vật tròn, nhẵn, trơn tru... Bệnh nhân hay có các cơn ho rũ rượi, sặc sụa tím tái nguyên nhân do dị vật di chuyển trong lòng khí quản, đôi khi di động lên thanh quản. Nếu dị vật di chuyển lên thanh quản và kẹt tại thanh môn sẽ làm cho bệnh nhân ngạt thở, nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời thì người bệnh sẽ tử vong.

  • Dị vật ở phế quản: bệnh nhân khó thở hỗn hợp cả hai thì, thường gặp khi dị vật kích thước lớn bít lấp phế quản gốc, hay gặp ở phế quản phải nhiều hơn.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 23/08/2023 07:47