Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Hô hấp » Dị vật đường thở

Biện pháp trị Dị vật đường thở và phác đồ điều trị Bệnh Dị vật đường thở là gì?

Các biện pháp chữa và phương pháp-phác đồ điều trị Bệnh Dị vật đường thở là gì? Có mấy phác đồ điều trị Dị vật đường thở? Bệnh Dị vật đường thở chia thành các giai đoạn bệnh như thế nào? Có mấy giai đoạn Dị vật đường thở? Triệu chứng-dấu hiệu và biểu hiện Dị vật đường thở của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao? Cách trị Bệnh Dị vật đường thở thì thực hiện can thiệp y tế vào giai đoạn nào của Bệnh Dị vật đường thở là tốt nhất? Để trị Dị vật đường thở thì nên uống thuốc gì? Để chữa Bệnh Dị vật đường thở thì có phải phẫu thuật hay không?

Dị vật đường thở

Biện pháp trị Dị vật đường thở và phác đồ điều trị Bệnh Dị vật đường thở là gì?

Nguyên tắc điều trị: loại bỏ dị vật càng sớm càng tốt, đảm bảo khai thông đường thở.

1. Xử trí ngạt thở

Trong trường hợp bệnh nhân ngạt thở, bệnh nhân sẽ tử vong nếu không xử trí ngay.

  • Trong cộng đồng: Cho người bệnh nằm dốc đầu, vỗ mạnh vào lưng người bệnh, kích thích cho người bệnh khóc. Nếu dị vật tròn nhẵn sẽ rơi xuống vòm mũi họng hoặc họng, dùng ngón tay trỏ để kéo dị vật ra.

Dị vật đường thở Cách điều trị

  • Có thể làm nghiệm pháp Heimlich: dùng hai bàn tay ép mạnh hai bên hạ sườn của người bệnh 3 - 5 cái. Lưu ý chỉ làm nghiệm pháp này khi bệnh nhân đang ngạt thở, sẽ tử vong trong thời gian ngắn nếu không cấp cứu, thực hiện ngoài cơ sở y tế.

  • Ở tuyến y tế không chuyên khoa: mở khí quản cấp cứu là biện pháp tốt nhất. Cũng có thể đặt nội khí quản hoặc soi thanh quản để gắp dị vật khai thông đường thở.

2. Điều trị cấp cứu

Khi bệnh nhân có khó thở:

  • Mở khí quản cấp cứu khi bệnh nhân khó thở thanh quản độ II trở lên.

  • Dị vật ở thanh quản hoặc khí quản:  trước khi chuyển bệnh nhân lên tuyến trên phải mở khí quản cấp cứu.

  • Dị vật ở phế quản gây suy hô hấp cấp: cho bệnh nhân thở oxy qua mặt nạ,  nếu có rối loạn nhịp thở có thể bóp bóng hỗ trợ.

3. Soi gắp dị vật

Trong mọi trường hợp dị vật đường thở cần phải soi gắp sớm để ít gây nguy hiểm và tai biến. Trong nhiều trường hợp, cần tiến hành bơm thuốc kháng sinh, giảm viêm vào phế quản,  soi hút mủ hoặc soi rửa phế quản sau khi soi gắp dị vật

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 03/11/2023 21:02