Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Bụi phổi silic bằng cách nào?
Để chẩn đoán bệnh, đầu tiên cần khám cho bệnh nhân để thu thập thông tin về triệu chứng, môi trường làm việc, lối sống của bệnh nhân. Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi silic, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để khẳng định phổi của bệnh nhân có bụi silic hay không. Các xét nghiệm này bao gồm:
-
Chụp X-quang hoặc CT phổi: đánh giá được tình trạng và mức độ tổn thương của phổi và xác định bệnh nhân có mắc bệnh hay không.
-
Kiểm tra chức năng phổi: đánh giá khả năng hô hấp của phổi. Phép đo này được thực hiện bằng 2 phép thử: phép đo phế dung, khả năng khuếch tán. Kết quả sẽ được sử dụng để xác định mức độ tổn thương của phổi bệnh nhân
-
Phương pháp nội soi phế quản: đưa ống nội soi phế quản (có gắn máy quay phim ở đầu) qua miệng hoặc mũi đến khí quản và phổi. Biện pháp này sẽ giúp thu được hình ảnh rõ nét của phổi. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể lấy thêm mẫu mô và chất lỏng trong quá trình nội soi phế quản.
-
Xét nghiệm dịch đờm: lấy chất nhầy từ họng bệnh nhân để làm các xét nghiệm, phân tích.
-
Phẫu thuật sinh thiết phổi: lấy mẫu mô phổi của bệnh nhân để xét nghiệm.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.