Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Hô hấp » Bụi phổi silic

Bụi phổi silic là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Bụi phổi silic là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Bụi phổi silic. Phân loại Bệnh Bụi phổi silic có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh Bụi phổi silic bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh Bụi phổi silic, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh Bụi phổi silic. Và những điều cần biết khác về Bụi phổi silic. Tìm hiểu xem Bệnh Bụi phổi silic có nguy hiểm không? Bụi phổi silic có lây không? Bụi phổi silic có di truyền không?

Bụi phổi silic

Bụi phổi silic là bệnh gì?

Bệnh bụi phổi silic là một bệnh nằm trong nhóm bệnh bụi phổi, do hút phải bụi silic. Các hạt bụi silic xâm nhập và tích tụ lâu ngày trong phổi, không đào thải ra ngoài được có thể làm tổn thương nghiêm trọng đường hô hấp của bệnh nhân.

Bệnh bụi phổi silic được chia thành 3 loại:

  • Cấp tính: bệnh xảy ra sau vài tuần đến vài năm tiếp xúc với bụi silic, bệnh nhân hít phải bụi silic tại nơi sinh sống hoặc làm việc. 

  • Mạn tính: bệnh xảy ra sau một thời gian dài (10 đến 30 năm) tiếp xúc trực tiếp với bụi silic nồng độ thấp trong môi trường làm việc. 

  • Bệnh tiến triển: xảy ra khi bệnh nhân thường xuyên làm việc tại nơi có nồng độ bụi silic cao, trong thời gian khoảng 5 - 10 năm. 

Bụi phổi silic Là gì

Nguyên nhân nào gây Bệnh Bụi phổi silic?

Bệnh bụi phổi silic xảy ra khi người bệnh hít phải bụi silic và cơ thể phản ứng với sự tích tụ bụi silic trong phổi. Khi bệnh nhân hít phải bụi silic, các tinh thể này sẽ hoạt động như các lưỡi dao nhỏ và tạo ra các vết cắt và sẹo tại mô phổi. Phổi bị sẹo không thể tự co giãn, làm cho bệnh nhân hít thở khó khăn hơn. 

Bụi phổi silic Nguyên nhân

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Bụi phổi silic là gì?

Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi silic gồm:

  • Khó thở.

  • Hụt hơi.

  • Ho dai dẳng, có thể có đờm.

Khi bệnh tiến triển nặng sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng:

  • Sốt.

  • Ho khạc, đờm màu đen (đặc biệt hay gặp ở bệnh nhân là công nhân ngành than).

  • Cơ thể mệt mỏi.

  • Sụt cân bất thường.

  • Đau ngực, khó chịu, tức ngực.

  • Đổ mồ hôi về đêm.

  • Chân sưng phù.

  • Suy hô hấp.

Bụi phổi silic Triệu chứng

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Bụi phổi silic bằng cách nào?

Để chẩn đoán bệnh, đầu tiên cần khám cho bệnh nhân để thu thập thông tin về triệu chứng, môi trường làm việc, lối sống của bệnh nhân. Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi silic, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để khẳng định phổi của bệnh nhân có bụi silic hay không. Các xét nghiệm này bao gồm:

  • Chụp X-quang hoặc CT phổi: đánh giá được tình trạng và mức độ tổn thương của phổi và xác định bệnh nhân có mắc bệnh hay không.

  • Kiểm tra chức năng phổi: đánh giá khả năng hô hấp của phổi. Phép đo này được thực hiện bằng 2 phép thử: phép đo phế dung, khả năng khuếch tán. Kết quả sẽ được sử dụng để xác định mức độ tổn thương của phổi bệnh nhân

  • Phương pháp nội soi phế quản: đưa ống nội soi phế quản (có gắn máy quay phim ở đầu) qua miệng hoặc mũi đến khí quản và phổi. Biện pháp này sẽ giúp thu được hình ảnh rõ nét của phổi. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể lấy thêm mẫu mô và chất lỏng trong quá trình nội soi phế quản.

  • Xét nghiệm dịch đờm: lấy chất nhầy từ họng bệnh nhân để làm các xét nghiệm, phân tích.

  • Phẫu thuật sinh thiết phổi: lấy mẫu mô phổi của bệnh nhân để xét nghiệm.

Bụi phổi silic Xét nghiệm và chẩn đoán

Biện pháp trị Bụi phổi silic và phác đồ điều trị Bệnh Bụi phổi silic là gì?

Bệnh bụi phổi silic là bệnh không có khả năng chữa khỏi hoàn toàn vì bệnh tiến triển âm thầm trong thời gian dài và tổn thương phổi không thể phục hồi. Các phương pháp điều trị đều nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh.

Bệnh nhân thường được chỉ định một số phương pháp điều trị như sau:

  • Dùng thuốc giãn phế quản để làm giảm triệu chứng viêm và tăng khẩu kính đường thở

  • Đeo mặt nạ oxy để bơm thêm oxy vào phổi và tăng lượng oxy trong máu.

  • Bỏ thuốc lá vì nếu bệnh nhân đã mắc bệnh bụi phổi silic thì hút thuốc lá sẽ càng làm tình trạng bệnh trầm trọng thêm và làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

  • Trong trường hợp bệnh nặng và nghiêm trọng, bệnh nhân có thể phải thực hiện phẫu thuật để ghép phổi

  • Bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi silic sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh lao. Do vậy bệnh nhân bụi phổi silic nên thực hiện xét nghiệm lao thường xuyên.

Bụi phổi silic Cách điều trị

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 03/11/2023 15:37