Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Hô hấp » Bụi phổi atbet (amiăng)

Bụi phổi atbet (amiăng) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Bụi phổi atbet (amiăng) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Bụi phổi atbet (amiăng). Phân loại Bệnh Bụi phổi atbet (amiăng) có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh Bụi phổi atbet (amiăng) bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh Bụi phổi atbet (amiăng), những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh Bụi phổi atbet (amiăng). Và những điều cần biết khác về Bụi phổi atbet (amiăng). Tìm hiểu xem Bệnh Bụi phổi atbet (amiăng) có nguy hiểm không? Bụi phổi atbet (amiăng) có lây không? Bụi phổi atbet (amiăng) có di truyền không?

Bụi phổi atbet (amiăng)

Bụi phổi atbet (amiăng) là bệnh gì?

Bệnh bụi phổi Atbet (Amiăng) là một bệnh phổi mãn tính, thuộc nhóm bệnh bụi phổi. Nguyên nhân gây bệnh là do hít phải các hạt bụi khoáng amiăng. Sợi amiăng thường được sử dụng trong ngành công nghiệp xây dựng, má phanh, đóng tàu thủy, cách âm, cách nhiệt, cách điện,…

Bụi phổi atbet (amiăng) Là gì

Nguyên nhân nào gây Bệnh Bụi phổi atbet (amiăng)?

  • Tiếp xúc với amiăng trong thời gian dài, mức độ cao có thể làm amiăng bị giữ lại trong các phế nang - nơi trao đổi oxy ở phổi. Các sợi amiăng gây kích ứng, tạo ra các xơ sẹo cho mô phổi làm phổi bị xơ cứng, không thể dãn nở dễ dàng và gây ra tình trạng khó thở. 

  • Khi bệnh tiến triển, ngày càng có nhiều mô phổi bị xơ sẹo. Cuối cùng, mô phổi không còn khả năng giãn nở khi hít thở và trở nên xơ cứng. Hút thuốc lá có thể làm gia tăng sự bắt giữ sợi amiăng ở phổi và làm bệnh tiến triển nhanh hơn.

Bụi phổi atbet (amiăng) Nguyên nhân

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Bụi phổi atbet (amiăng) là gì?

Bệnh thường xuất hiện sau thời gian dài tiếp xúc với amiăng (thường từ 10 – 20 năm). Các triệu chứng diễn biến từ khó đến dễ nhận biết dựa vào mức độ phổi bị xơ hóa. Một số triệu chứng phổ biến có thể gặp ở bệnh nhân bụi phổi atbet là:

  • Khó thở: là triệu chứng cơ bản nhất. Bệnh nhân lúc đầu chỉ thấy khó thở khi gắng sức, sau đó khó thở liên tục.

  • Tức ngực, ho, khạc đờm: các triệu chứng này xuất hiện sớm, giống với triệu chứng của viêm phế quản mạn tính.

  • Nghe phổi: thấy rì rào phế nang giảm hoặc thô, có thể có hoặc không có ran nổ ở đáy phổi. Tuy nhiên các dấu hiệu này không điển hình.

  • Khi phổi đã bị xơ hóa, dung tích toàn bộ của phổi hay dung tích sống của phổi đã giảm ở các mức độ khác nhau.

Trên thực tế, không thể chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh bụi phổi atbet. Vì các triệu chứng này thường không điển hình và xuất hiện muộn. Để chẩn đoán bệnh, cần dựa vào tìm hiểu yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp, khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng.

Bụi phổi atbet (amiăng) Triệu chứng

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Bụi phổi atbet (amiăng) bằng cách nào?

Rất khó để chẩn đoán bệnh bụi phổi atbet khi bệnh nhân mới mắc bệnh. Chỉ khi bệnh nhân đã xuất hiện các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, thỉnh thoảng ho khạc đờm thì bệnh nhân mới chú ý và đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Những triệu chứng này của bệnh cũng giống với các bệnh lý như lao phổi hoặc xơ phổi.

Ðể chẩn đoán bệnh bụi phổi atbet, cần căn cứ vào việc thăm khám, tìm hiểu nghề nghiệp của bệnh nhân kết hợp với một số xét nghiệm như:

  • Chụp X-quang hoặc CT scan ngực: có thể thấy hình ảnh mờ dạng lưới, thường ở thùy dưới, đây là dấu hiệu của xơ phổi. CT scan có độ phân giải cao, rất hữu ích khi nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi amiăng. CT scan cũng tốt hơn chụp X-quang ngực trong phát hiện các bất thường ở màng phổi.

  • Đo độ bão hoà oxy trong máu, thăm dò chức năng hô hấp: giúp đánh giá chức năng phổi và các thông số thể tích phổi.

  • Nội soi phế quản: giúp đánh giá mức độ tổn thương phổi, có thể hút dịch ở phổi để tìm amiăng hoặc tế bào bất thường trong các trường hợp có nghi ngờ ung thư.

  • Chọc dò dịch màng phổi.

Bụi phổi atbet (amiăng) Xét nghiệm và chẩn đoán

Biện pháp trị Bụi phổi atbet (amiăng) và phác đồ điều trị Bệnh Bụi phổi atbet (amiăng) là gì?

  • Dừng tiếp xúc với bụi amiăng là biện pháp cần thực hiện khi mắc bệnh, tuy nhiên tổn thương xơ hóa phổi có thể vẫn tiếp tục tiến triển sau khi ngừng tiếp xúc với amiăng nhiều năm.

  • Không có phương pháp điều trị nào có thể giúp phục hồi tổn thương xơ hoá phổi trong bệnh bụi phổi amiăng. Các phương pháp điều trị chủ yếu để giảm các triệu chứng, làm chậm tiến triển của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng.

Một số phương pháp điều trị có thể đem lại lợi ích cho người bệnh chẳng hạn như:

  • Phục hồi chức năng phổi: giáo dục bệnh nhân tập kiểm soát hơi thở, điều hoà nhịp thở để giảm triệu chứng khó thở.

  • Thở oxy giúp cải thiện tình trạng khó thở cho bệnh nhân nếu lượng oxy trong máu thấp.

  • Tiêm ngừa vaccine cúm và phế cầu để phòng tình trạng nhiễm khuẩn và các biến chứng đường hô hấp.

Bụi phổi atbet (amiăng) Cách điều trị

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 23/08/2023 07:36