Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Hô hấp » Bỏng hô hấp

Biện pháp trị Bỏng hô hấp và phác đồ điều trị Bệnh Bỏng hô hấp là gì?

Các biện pháp chữa và phương pháp-phác đồ điều trị Bệnh Bỏng hô hấp là gì? Có mấy phác đồ điều trị Bỏng hô hấp? Bệnh Bỏng hô hấp chia thành các giai đoạn bệnh như thế nào? Có mấy giai đoạn Bỏng hô hấp? Triệu chứng-dấu hiệu và biểu hiện Bỏng hô hấp của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao? Cách trị Bệnh Bỏng hô hấp thì thực hiện can thiệp y tế vào giai đoạn nào của Bệnh Bỏng hô hấp là tốt nhất? Để trị Bỏng hô hấp thì nên uống thuốc gì? Để chữa Bệnh Bỏng hô hấp thì có phải phẫu thuật hay không?

Bỏng hô hấp

Biện pháp trị Bỏng hô hấp và phác đồ điều trị Bệnh Bỏng hô hấp là gì?

  • Việc làm đầu tiên khi gặp bệnh nhân bị bỏng đường hô hấp là cần bình tĩnh, dập tắt các chất đang cháy, tắt mọi động cơ đang nổ, nhanh chóng mở cửa, bật quạt thổi khói tản ra, đưa bệnh nhân ra khỏi vùng khói và nhiệt càng sớm càng tốt. 

  • Đặt bệnh nhân nhân nằm ở chỗ thoáng khí, sơ cứu theo tư thế Fowler (tư thế nửa nằm, nửa ngồi - đầu cao). Cho bệnh nhân hít thở không khí trong lành ngay tức thì và vận chuyển nhanh tới phòng cấp cứu. Lót tay bằng khăn mùi xoa hay vải mỏng để móc hết dị vật, đờm dãi, khai thông đường thở cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân ngừng thở hoặc ngừng tim, tiến hành ngay hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

Tại phòng cấp cứu: 

  • Cần loại bỏ hết dị vật, hút hết dịch tiết ở mũi miệng, đường thở của bệnh nhân. 

  • Cho bệnh nhân thở oxy. Trong điều trị bỏng hô hấp, thông khí nhân tạo là một biện pháp bắt buộc. Cho bệnh nhân sử dụng thuốc an thần, giảm đau, loại không gây ức chế hô hấp. 

  • Trong 24 giờ đầu, khối lượng truyền cho bệnh nhân nhiều gấp 1,3-1,4 lần so với các trường hợp chỉ bỏng da đơn thuần (có cùng độ sâu và diện tích bỏng) nhưng không có bỏng hô hấp. Đảm bảo số lượng nước tiểu của bệnh nhân là người lớn từ 30-50ml/h trở lên và ở trẻ em dưới 30kg là 0,5-1ml/kg/h. Để phòng biến chứng phù phổi cấp xảy ra khi bổ sung dịch, cần tính lượng dịch truyền vừa đủ, dùng các loại dịch keo như huyết tương, albumin và thuốc lợi tiểu. Nếu bệnh nhân có biểu hiện phù phổi cấp, cần điều trị kịp thời và phù hợp với bệnh lý phù phổi cấp.

  • Cần theo dõi chặt chẽ, thực hiện mở khí quản sớm và đặt ống nội khí quản khi bệnh nhân có dấu hiệu khó thở. 

  • Phòng tránh nhiễm khuẩn cho bệnh nhân bằng cách sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ. 

  • Khi đã ổn định, cần hướng dẫn bệnh nhân tập thở hàng ngày, thực hiện vỗ rung và tập vận động sớm để sớm phục hồi.

Bỏng hô hấp Cách điều trị

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 08/09/2023 00:37