Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Huntington là gì?
Bệnh Huntington thường gây ra các rối loạn về tâm lý, nhận thức, vận động. Kèm theo là các triệu chứng ở các mức độ khác nhau tùy từng bệnh nhân. Triệu chứng xuất hiện đầu tiên ở mỗi người bệnh cũng khác nhau. Trong quá trình diễn tiến của bệnh, một vài rối loạn nổi trội hơn và gây ảnh hưởng nhiều hơn đến các hoạt động chức năng.
1. Rối loạn vận động
Những rối loạn vận động của bệnh có thể bao gồm khiếm khuyết trong vận động tự ý và vận động không tự ý.
-
Vận động quằn quại (múa giật) hoặc co giật không tự ý.
-
Các vấn đề về cơ, như cứng cơ hay rối loạn trương lực cơ.
-
Vận động mắt bất thường hoặc chậm.
-
Thăng bằng, tư thế bất thường.
-
Khó khăn trong việc nuốt hoặc phát âm.
Khiếm khuyết trong các vận động tự ý có thể làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt động thường ngày, khả năng làm việc, hoạt động giao tiếp, tự lập nhiều hơn vận động không tự ý.
2. Rối loạn nhận thức
Khiếm khuyết nhận thức thường gặp ở bệnh nhân Huntington bao gồm:
-
Khó khăn trong việc tập trung hoặc tổ chức công việc.
-
Thiếu linh hoạt hoặc mắc kẹt trong một suy nghĩ hay hành động.
-
Có những hành động thiếu suy nghĩ, tình dục bừa bãi.
-
Thiếu nhận thức về khả năng, hành vi của bản thân.
-
Chậm chạp trong tìm kiếm từ ngữ diễn đạt hoặc quá trình suy nghĩ.
-
Khó khăn trong việc tiếp những thu thông tin mới.
3. Rối loạn tâm thần
Rối loạn tâm thần thường gặp nhất ở bệnh nhân Huntington là trầm cảm. Trầm cảm xuất hiện do não bị tổn thương và các chức năng của não thay đổi khi bệnh tiến triển. Các triệu chứng có thể gồm:
-
Cảm thấy dễ nóng giận, thờ ơ hoặc buồn bã.
-
Xa lánh xã hội.
-
Mất ngủ.
-
Thiếu năng lượng, mệt mỏi.
-
Thường xuyên nghĩ đến việc tự tử.
Những rối loạn tâm thần khác thường gặp bao gồm:
-
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: các hành vi lặp lại, suy nghĩ tái diễn, xâm nhập..
-
Hưng cảm: tâm trạng thăng hoa, tăng động, tự cao tự đại, hành vi bốc đồng.
-
Rối loạn lưỡng cực: các đợt thay thế giữa hưng cảm và trầm cảm.
Ngoài ra, bệnh nhân Huntington thường sụt cân, đặc biệt là khi bệnh tiến triển.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.