
Rụng tóc là bệnh gì?
Rụng tóc có thể chỉ ảnh hưởng đến da đầu hoặc toàn bộ cơ thể và có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Rụng tóc có thể do một vài yếu tố như di truyền, thay đổi nội tiết tố, sức khỏe hoặc một phần bình thường của quá trình lão hóa. Bất cứ ai cũng có thể bị rụng tóc trên đầu nhưng tình trạng này phổ biến hơn ở nam giới.

Nguyên nhân nào gây Bệnh Rụng tóc?
Bình thường tóc sẽ rụng từ 50-100 sợi mỗi ngày. Tuy nhiên tóc rụng và tóc mọc lên cân bằng với nhau. Vấn đề rụng tóc đáng phải lưu ý khi tóc mới không thay thế tóc đã rụng.
-
Tiền sử gia đình (di truyền): Nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc là tình trạng di truyền xảy ra khi lão hóa, được gọi là rụng tóc nội tiết hay hói. Nó thường xảy ra dần dần và theo các kiểu có thể dự đoán được - một đường chân tóc lõm xuống xuất hiện các đốm hói ở nam hoặc tóc mỏng dọc theo đỉnh đầu ở nữ giới.
-
Thay đổi nội tiết tố và tình trạng sức khỏe: Nhiều tình trạng có thể gây rụng tóc vĩnh viễn hoặc tạm thời, bao gồm thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai hoặc sinh con hoặc thời kỳ mãn kinh và những người có vấn đề về tuyến giáp. Các tình trạng sức khỏe bao gồm rụng tóc từng vùng liên quan đến hệ thống miễn dịch và gây rụng tóc từng mảng, nhiễm trùng da đầu như nấm ngoài da và chứng rối loạn giật tóc gọi là chứng giật tóc.
Thay đổi nội tiết tố do mang thai, sinh con, mãn kinh… có thể gây ra rụng tóc
-
Sử dụng thuốc: Rụng tóc có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc điều trị ung thư, trầm cảm, bệnh tim,viêm khớp, bệnh gút và huyết áp cao.
-
Xạ trị phần đầu.
-
Stress: Nhiều người trải qua tình trạng tóc mỏng đi vài tháng sau một cú sốc về thể chất hoặc tinh thần.
-
Tạo kiểu tóc hoặc sử dụng hóa chất: Tạo kiểu tóc quá mức hoặc các kiểu tóc kéo tóc chặt, chẳng hạn như bím tóc hoặc búi tóc, có thể gây ra rụng tóc. Sử dụng hóa chất như dầu nóng và thuốc nhuộm cũng có thể khiến tóc rụng.
Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Rụng tóc là gì?
-
Mỏng dần trên đỉnh đầu: Đây là loại rụng tóc phổ biến nhất, ảnh hưởng đến mọi người khi có tuổi. Ở nam giới, ở phần chân tóc trên trán, tóc bắt đầu mỏng dần khi có tuổi. Ở nữ giới một kiểu rụng tóc ngày càng phổ biến là đường chân tóc bị tụt (rụng tóc xơ hóa phía trước).
-
Xuất hiện các vùng hói hình tròn, loang lổ trên tóc
Tóc mỏng dần trên đỉnh đầu và có các đốm hói hình tròn hoặc loang lổ
-
Rụng nhiều tóc đột ngột: Một cú sốc về thể chất hoặc tinh thần có thể khiến tóc xơ xác. Một nắm tóc có thể rơi ra khi chải hoặc gội đầu hoặc thậm chí sau khi giật nhẹ. Loại rụng tóc này thường làm tóc mỏng đi nhưng chỉ là tạm thời.
-
Rụng tóc toàn thân: Một số tình trạng bệnh và phương pháp điều trị bệnh như hóa trị ung thư, có thể dẫn đến rụng tóc trên khắp cơ thể. Trong trường hợp này tóc thường vẫn mọc trở lại.
-
Có dấu hiệu của tình trạng bệnh: có thể là dấu hiệu của bệnh hắc lào. Nó có thể đi kèm với tóc gãy rụng, mẩn đỏ, sưng tấy và đôi khi rỉ dịch.
Biện pháp trị Rụng tóc và phác đồ điều trị Bệnh Rụng tóc là gì?
Có một số phương pháp điều trị hiệu quả cho một số loại rụng tóc có sẵn có thể đảo ngược quá trình rụng tóc, hoặc ít nhất là làm chậm quá trình này.
1. Sử dụng thuốc
Nếu tình trạng rụng tóc là do một căn bệnh tiềm ẩn gây ra, thì việc điều trị căn bệnh đó là cần thiết. Nếu một loại thuốc nào đó gây rụng tóc, bác sĩ có thể khuyên ngừng sử dụng nó trong vài tháng.
-
Minoxidil (Rogaine): Minoxidil không kê đơn có dạng lỏng, bọt và dầu gội đầu. Để đạt hiệu quả cao nhất, hãy thoa sản phẩm lên da đầu một lần mỗi ngày đối với phụ nữ và hai lần mỗi ngày đối với nam giới. Nhiều người thích dùng bọt khi tóc ướt. Sản phẩm có chứa thành phần minoxidil giúp làm giảm rụng tóc, tóc mọc lại nhanh hơn. Sẽ mất ít nhất sáu tháng điều trị để ngăn rụng tóc thêm và bắt đầu mọc lại tóc. Nếu nó có tác dụng, sẽ cần tiếp tục sử dụng thuốc vô thời hạn để duy trì lợi ích.
-
Finasteride (Propecia): Đây là thuốc kê đơn dành cho nam giới, và được uống hàng ngày. Nhiều nam giới dùng finasteride giúp rụng tóc chậm lại và một số có thể mọc tóc mới. Thuốc có tác dụng kém trên rụng tóc ở nam giới trên 60 tuổi. Các tác dụng phụ hiếm gặp của finasteride bao gồm ung thư tiền liệt tuyến hoặc giảm ham muốn tình dục. Không sử dụng thuốc ở phụ nữ đang mang thai.
-
Một số loại thuốc khác: Spironolactone và dutasteride uống.
2. Phẫu thuật cấy tóc
Trong loại rụng tóc vĩnh viễn phổ biến nhất, chỉ có đỉnh đầu bị ảnh hưởng.
Phẫu thuật cấy tóc sẽ loại bỏ các mảng tóc trên đầu và đưa từng nang tóc vào các phần bị hói
Trong thủ thuật cấy tóc, bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ lấy tóc từ một phần đầu có tóc và cấy vào chỗ hói. Mỗi mảng tóc có một đến vài sợi tóc (micrograft và minigraft). Đôi khi, một dải da lớn hơn chứa nhiều nhóm tóc được lấy. Thủ tục này không cần nhập viện, nhưng sẽ gây đau đớn nên sẽ được cho dùng thuốc an thần để giảm bớt sự khó chịu.
3. Trị liệu bằng laser
Sử dụng kỹ thuật laser ở mức độ thấp như một phương pháp điều trị chứng rụng tóc di truyền, kỹ thuật giúp cải thiện được mật độ tóc ở nam giới và phụ nữ.
4. Tiêm huyết tương giàu protein (PRP)
Tiêm huyết tương giàu protein (PRP) cũng đã được thực hiện để kích thích mọc tóc. PRP thường được làm từ máu lấy từ bệnh nhân. Các tiểu cầu được loại bỏ và cô đặc, sau đó thêm trở lại vào máu để tiêm.
Biện pháp phòng ngừa Bệnh Rụng tóc như thế nào?
Ngăn ngừa rụng tóc là không thể khi đó là do bệnh tật, lão hóa, di truyền hoặc các yếu tố gây căng thẳng về thể chất như chấn thương. Loại rụng tóc do di truyền không thể ngăn ngừa được. Những lời khuyên này có thể giúp tránh các loại rụng tóc có thể ngăn ngừa được:
-
Hãy nhẹ nhàng với mái tóc: Sử dụng dụng cụ gỡ rối và tránh giật mạnh khi chải tóc, đặc biệt là khi tóc ướt. Một chiếc lược răng thưa có thể giúp ngăn ngừa việc rụng tóc.
-
Tránh các phương pháp khắc nghiệt như lô cuốn nóng, máy uốn tóc, một số thủ thuật làm đẹp bằng dầu nóng và thuốc nhuộm.
-
Hạn chế căng tóc và bảo vệ tóc khỏi các tác nhân vật lý gây hại
-
Bỏ thuốc lá.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.