Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Da-Tóc-Móng » Mụn trứng cá

Biện pháp trị Mụn trứng cá và phác đồ điều trị Bệnh Mụn trứng cá là gì?

Các biện pháp chữa và phương pháp-phác đồ điều trị Bệnh Mụn trứng cá là gì? Có mấy phác đồ điều trị Mụn trứng cá? Bệnh Mụn trứng cá chia thành các giai đoạn bệnh như thế nào? Có mấy giai đoạn Mụn trứng cá? Triệu chứng-dấu hiệu và biểu hiện Mụn trứng cá của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao? Cách trị Bệnh Mụn trứng cá thì thực hiện can thiệp y tế vào giai đoạn nào của Bệnh Mụn trứng cá là tốt nhất? Để trị Mụn trứng cá thì nên uống thuốc gì? Để chữa Bệnh Mụn trứng cá thì có phải phẫu thuật hay không?

Mụn trứng cá

Biện pháp trị Mụn trứng cá và phác đồ điều trị Bệnh Mụn trứng cá là gì?

1. Mục tiêu điều trị mụn trứng cá

  • Chống tiết nhiều chất bã

  • Chống dày sừng cổ tuyến bã

  • Chống nhiễm khuẩn

2. Thuốc điều trị

2.1. Thuốc bôi tại chỗ

Bệnh nhân mụn trứng cá có thể sử dụng các thuốc:

  • Retinoid: có tác dụng tiêu nhân mụn, ngăn sự hình thành nhân mụn, chống viêm… Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là khô da, đỏ da, kích ứng da, hồng ban tróc vảy, nhạy cảm ánh sáng… Các tác dụng không mong muốn này thường gặp trong tháng đầu điều trị, nhưng cũng có thể trong suốt quá trình điều trị.

  • Benzoyl peroxid: có tác dụng diệt khuẩn với phổ tác dụng rộng. Thuốc làm giảm đáng kể acid béo tự do và P. acnes ở tuyến bã, ngoài ra còn có tác dụng tiêu nhân mụn, chống viêm. Tác dụng không mong muốn  thường gặp nhất là khô da và nhạy cảm ánh sáng. Nên dùng thuốc vào buổi chiều tối để giảm nhạy cảm ánh sáng.

  • Kháng sinh: có tác dụng diệt P. acnes và chống viêm. Dạng thuốc: dung dịch tan trong cồn hoặc gel và lotion để giảm kích ứng da. Hiện nay, dùng dạng thuốc phối hợp để làm giảm sự đề kháng (ví dụ: erythromycin 3% kết hợp với benzoyl peroxid 5% hay clindamycin 1% kết hợp với benzoyl peroxide 5%).

  • Acid azelaic: Tác dụng kìm khuẩn, ngăn chặn hình thành nhân mụn. Tác dụng không mong muốn: ngứa, cảm giác bỏng rát tại chỗ.

Lưu ý: nếu bệnh dai dẳng hay tái phát, có thể phối hợp các loại thuốc bôi (không phối hợp retinoid với các chế phẩm nhóm cyclin).

2.2. Thuốc dùng toàn thân

  • Kháng sinh: Doxycyclin liều 100 mg/ngày trong 30 ngày, sau đó 50 mg/ngày trong 2-3 tháng. Tetracyclin liều 1,5 g/ngày trong 8 ngày hoặc 0,25 g/ngày trong 30 ngày (hoặc cho đến khi khỏi). Trường hợp không có chỉ định của nhóm cyclin, có thể thay thế bằng kháng sinh nhóm macrolid. Tác dụng không mong muốn của thuốc: gây nhạy cảm với ánh sáng (tetracyclin, doxycyclin), rối loạn tiêu hóa (erythromycin).

  • Isotretinoin: có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu sừng, ức chế sự sản xuất chất bã. Liều dùng: liều tấn công: 0,5-1 mg/kg/ngày trong 4 tháng, liều duy trì: 0,2-0,3 mg/kg/ngày trong 2-3 tháng. Tác dụng không mong muốn: bong da, khô da, môi khô, loét miệng, kích thích mắt. Lưu ý: không dùng thuốc trong thời kỳ mang thai, cho con bú vì nguy cơ gây quái thai, không dùng cho trẻ dưới 16 tuổi. 

  • Hormon: thuốc đối kháng androgen có nguồn gốc từ tự nhiên. Cách dùng: vỉ 21 viên, uống viên đầu tiên khi bắt đầu hành kinh, mỗi ngày uống 1 viên, nghỉ 7 ngày. Thời gian dùng thuốc từ 3-6 tháng. Thuốc có nhiều tác dụng không mong muốn nên cần có chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

  • Thuốc khác: vitamin B2; biotin; bepanthen; kẽm.

Biện pháp trị Mụn trứng cá và phác đồ điều trị Bệnh Mụn trứng cá là gì?

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 23/05/2023 04:55