Biện pháp trị Hội chứng Stevens-Johnson và phác đồ điều trị Bệnh Hội chứng Stevens-Johnson là gì?
1. Nguyên tắc điều trị chung
-
Hội chứng Stevens-Johnson là một bệnh nặng, bệnh nhân cần điều trị nội trú.
-
Dừng ngay các thuốc được xác định là gây dị ứng hoặc nghi ngờ gây dị ứng.
-
Hạn chế tối đa dùng thuốc.
-
Đánh giá bệnh nhân toàn diện để đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể.
-
Kiểm tra mạch, huyết áp, nhiệt độ, làm các xét nghiệm huyết học, sinh hóa, chụp X-quang tim, phổi, cấy máu,…để tiên lượng bệnh.
-
Chế độ dinh dưỡng tốt.
Chế độ dinh dưỡng tốt
-
Bồi phụ nước, điện giải.
-
Vệ sinh răng miệng, mũi, sinh dục, đặc biệt là mắt cần được chăm sóc kĩ lưỡng để tránh dính, loét giác mạc. Cần phối hợp với bác sĩ chuyên khoa mắt để phòng tránh biến chứng nguy hiểm như dính mi mắt, mù lòa.
2. Điều trị cụ thể
Các thuốc sử dụng cho bệnh nhân:
-
Thuốc giảm đau.
-
Kháng histamin.
-
Kháng sinh: sử dụng các kháng sinh phổ rộng, ít gây dị ứng như azithromycin, clarithromycin để chống nhiễm khuẩn da, phổi và nhiễm khuẩn huyết.
-
Corticoid: dùng liều 1-2 mg/kg cân nặng, có thể tới 4mg/kg cân nặng. Hoặc có thể truyền tĩnh mạch liều 100-250 mg trong 3-4 ngày đầu. Khi các tổn thương da và toàn thân có tiến triển tốt, có thể giảm liều thuốc để tránh các tác dụng không mong muốn.
-
Trường hợp không dùng corticoid, có thể sử dụng cyclophosphamide liều 100- 300mg/24 giờ truyền tĩnh mạch hoặc cyclosporin A (Sandimum): 50% trường hợp bệnh nhân có kết quả, liều dùng 2,5-5 mg/kg/24 giờ chia uống nhiều lần.
-
Globulin miễn dịch truyền tĩnh mạch liều cao, 1mg/kg cân nặng trong 3 ngày.
Ngoài ra, cần điều trị rối loạn nước và điện giải, chít hẹp thực quản, các triệu chứng và biến chứng ở gan, thận, xuất huyết tiêu hóa,… cho bệnh nhân
Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.