Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Da-Tóc-Móng » Bỏng nắng

Bỏng nắng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Bỏng nắng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Bỏng nắng. Phân loại Bệnh Bỏng nắng có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh Bỏng nắng bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh Bỏng nắng, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh Bỏng nắng. Và những điều cần biết khác về Bỏng nắng. Tìm hiểu xem Bệnh Bỏng nắng có nguy hiểm không? Bỏng nắng có lây không? Bỏng nắng có di truyền không?

Bỏng nắng

Bỏng nắng là bệnh gì?

Bỏng nắng là tình trạng da phản ứng khi tiếp xúc trực tiếp với tia UV trong ánh nắng mặt trời. Các triệu chứng bỏng nắng có thể xuất hiện sớm, sau đó tiếp tục phát triển trong 24 - 72 giờ tiếp theo tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Bỏng nắng có thể mất vài ngày đến vài tuần để chữa lành.

Bỏng nắng làm tăng nguy cơ ung thư da và gây ra nhiều tác động có hại cho da. Vì vậy, việc phòng ngừa bỏng nắng là rất quan trọng, trong đó cần thực hiện đúng cách biện pháp chống nắng.

Bỏng nắng Là gì

Nguyên nhân nào gây Bệnh Bỏng nắng?

Ánh nắng mặt trời được chia thành các nhóm (dựa vào bước sóng) gồm: tia cực tím (bước sóng < 400nm), ánh sáng khả kiến (bước sóng 400–760nm) và hồng ngoại (bước sóng > 760nm).  Tia cực tím (UV) gồm có UVA (320–400 nm), UVB (290–320 nm) và UVC (<290 nm). Bỏng nắng là do da tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím (UV) trong ánh nắng mặt trời trong thời gian dài mà không các biện pháp bảo vệ phù hợp.

Bỏng nắng Nguyên nhân

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Bỏng nắng là gì?

Các triệu chứng của bỏng nắng thay đổi tùy thuộc thời gian tiếp xúc với tia UV và theo từng loại da. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào thời điểm giữa trưa trong vòng 15 phút gây bỏng nắng ở người da trắng, trong khi người da sẫm màu có thể dung nạp được nếu tiếp xúc trong vài giờ. Các triệu chứng thường xảy ra sau khi tiếp xúc với tia UV 2 – 6 giờ và đạt đỉnh sau 12 – 24 giờ gồm:

  • Đỏ da.

  • Phù nề

  • Đau và kích ứng da.

  • Da cảm thấy nóng, đau khi sờ.

  • Xuất hiện các mụn nước, bóng nước, có thể sốt và ớn lạnh trong trường hợp bỏng nắng nặng.

  • Trường hợp rất nặng sẽ dẫn đến mất nước, bội nhiễm, rối loạn điện giải, sốc và có thể gây tử vong.

Ngoại trừ các trường hợp nặng, thông thường, các triệu chứng của bỏng nắng sẽ xuất hiện trong khoảng 1 - 24 giờ sau khi tiếp xúc, rõ ràng nhất trong vòng 72 giờ (thường từ 12 - 24 giờ).

Bỏng nắng Triệu chứng

Biện pháp trị Bỏng nắng và phác đồ điều trị Bệnh Bỏng nắng là gì?

Khi có các triệu chứng bị bỏng nắng, việc đầu tiên cần thực hiện là ngừng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ngay lập tức (vào trong nhà hay bóng râm). Hạn chế chạm vào vị trí da bị bỏng nắng cho tới khi vết thương cải thiện và lành hẳn. Sau đó, có thể thực hiện một số biện pháp sau để giảm khó chịu:

  • Tắm hoặc ngâm nước lạnh để giảm đau, lau khô nhẹ nhàng và có thể để lại một ít nước trên bề mặt da. Sau đó, thoa dưỡng ẩm lên da để giảm khô da.

  • Sử dụng dưỡng ẩm có chứa đậu nành hoặc lô hội thường hữu ích trong việc làm dịu da bị bỏng nắng. Nếu có vị trí nào cảm thấy ngứa hay bỏng rát, khó chịu thì có thể thoa kem hydrocortisone. Không sử dụng các sản phẩm như benzocaine để điều trị bỏng nắng vì có thể gây kích ứng hoặc dị ứng da.

  • Có thể sử dụng aspirin hoặc ibuprofen để giảm sưng phù, khó chịu và đỏ.

  • Uống nhiều nước: việc này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước;

  • Da bỏng có thể xuất hiện các mụn nước, bóng nước. Chú ý rằng không tự chọc, hút các mụn nước, bóng nước này và để lành tự nhiên.

  • Vùng da bị bỏng nắng cần được chăm sóc kĩ trong quá trình vết thương lành như rửa các thương tổn da nhẹ nhàng, mặc quần áo bảo vệ che chắn khi ra ngoài, không cào gãi hay cọ xát mạnh;

  • Cuối cùng, bạn nên đến khám bác sĩ da liễu để được khám, tư vấn và chăm sóc da tốt nhất.

Trường hợp bỏng nắng nghiêm trọng:

  • Nếu bỏng nắng nghiêm trọng, không nên tự điều trị tại nhà mà cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị hiệu quả, phòng tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.

  • Sử dụng corticosteroid toàn thân đường uống: dùng prednisone 20 - 30mg trong 4 ngày đối với thanh thiếu niên hoặc người lớn để điều trị sớm các tổn thương do bỏng nắng trên diện rộng.

Lưu ý:

  • Tránh dùng các thuốc mỡ bôi da hoặc dung dịch rửa có chứa các chất gây tê tại chỗ (như benzocaine) hoặc diphenhydramine vì có nguy cơ gây viêm da tiếp xúc dị ứng.

  • Không dùng sản phẩm gốc dầu như sáp dầu khoáng (petroleum jelly) khi bệnh nhân bị bỏng nắng nghiêm trọng.

Bỏng nắng Cách điều trị

Biện pháp phòng ngừa Bệnh Bỏng nắng như thế nào?

Chống nắng là biện pháp hiệu quả nhất giúp bảo vệ da, phòng ngừa bỏng nắng và tổn thương da khác nguyên nhân do bức xạ UV:

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là vào thời điểm từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

  • Bôi kem chống nắng đúng cách và thường xuyên.

  • Sử dụng thêm các biện pháp chống nắng khác như mặc áo chống nắng, đội mũ rộng vành, đeo kính râm, giúp hạn chế những tác hại của ánh nắng với da.

  • Có thể sử dụng một số thuốc hỗ trợ chống nắng chứa Polypodium leucotomos nhằm tăng thêm hiệu quả chống nắng và bảo vệ da.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 23/08/2023 10:53