Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Cơ-Xương-Khớp » Nhược cơ

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Nhược cơ là gì?

Dấu hiệu bất thường, biểu hiện và những triệu chứng của Bệnh Nhược cơ là gì? Cách phân biệt được chính xác biểu hiện của người bị Bệnh Nhược cơ với các bệnh lý khác có dấu hiệu bệnh tương tự. Dấu hiệu sớm của Bệnh Nhược cơ theo từng giai đoạn bệnh khác nhau như thế nào? Bệnh Nhược cơ chia thành các giai đoạn bệnh nào? Hiện tượng bất thường, triệu chứng-dấu hiệu nhận biết và các biểu hiện Nhược cơ của giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát), giai đoạn giữa hay cuối khác nhau ra sao?

Nhược cơ

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Nhược cơ là gì?

  • Đặc điểm nổi bật là triệu chứng nhược cơ thay đổi trong ngày: chiều nặng hơn sáng, nặng lên khi vận động nhiều và đỡ khi nghỉ ngơi.

  • Sụp mi: là triệu chứng khởi đầu ở khoảng 65% bệnh nhân, có thể là triệu chứng duy nhất. Nguyên nhân gây sụp mi là do bị nhược các cơ nâng mi. Thường sụp mi cả hai mắt, nhưng không đều nhau. Xuất hiện các nếp nhăn ở trán vì người bệnh thường cố mở mắt và nhìn lên bằng các cơ trán. Thường kèm theo triệu chứng nhìn đôi do tổn thương các cơ vận nhãn. Dấu hiệu sụp mi và nhìn đôi càng nặng hơn khi về chiều.

Nhược cơ Triệu chứng

Hình ảnh sụp mi

  • Yếu cơ chân và tay: có thể không tự nhấc tay, chân lên được, làm việc chóng mỏi. Bệnh nhân càng vận động nhiều thì càng nhược cơ nặng, triệu chứng sẽ đỡ hơn khi nghỉ ngơi.

  • Nhược cơ vùng hầu - thanh quản: bị nhược các cơ vận động phát âm khiến bệnh nhân phát âm khó. Nếu nói liên tục thì bệnh nhân bị líu lưỡi, nói ngọng và không nói được nữa. Bệnh nhân nhai chóng mỏi, nếu nặng hàm dưới có thể trễ xuống và không nhai được do bị nhược nặng các cơ nhai. Bệnh nhân khó nuốt, nuốt thường bị sặc, do đó không ăn uống được.

  • Các cơn khó thở: nguyên nhân do nhược các cơ hô hấp. Cơn khó thở có thể diễn biến rất nhanh khiến bệnh nhân bị suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong.

  • Test prostigmin hoặc Tensilon: tiêm tĩnh mạch 2mg Tensilon, theo dõi trong vòng 45 giây, nếu bệnh nhân không có đáp ứng thì tiêm thêm 3mg. Tiếp tục theo dõi 45 giây, nếu không đáp ứng thì tiêm nốt 5mg (tổng liều 10mg cho người lớn hoặc 0,2mg/kg cân nặng cho trẻ em). Test dương tính khi các triệu chứng nhược cơ giảm rõ rệt (thường xuất hiện trong 30- 60 giây) và kéo dài từ 2-20 phút. Nếu không có Tensilon, có thể dùng prostigmin, tiêm bắp liều 0,04mg/kg cân nặng. Tác dụng xuất hiện sau 5-15 phút, đạt tối đa trong 1-2 giờ.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 11/05/2023 10:46