Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Cơ-Xương-Khớp » Loãng xương

Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc Bệnh Loãng xương?

Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc Bệnh Loãng xương? Đối tượng nhiễm bệnh được phân loại: chia theo tuổi (người trẻ-người già-người cao tuổi-trẻ em), theo giới tính (nam giới-nữ giới). Đối tượng nào là đối tượng dễ mắc Loãng xương hơn? Đối tượng nào sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu bị Bệnh Loãng xương?

Loãng xương

Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc Bệnh Loãng xương?

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương sớm, tình trạng bệnh trở nặng hay nhiều biến chứng nếu có những yếu tố nguy cơ sau:

1. Nguy cơ có thể thay đổi

  • Chế độ ăn chưa hợp lý: thiếu protein, thiếu calci hoặc tỷ lệ calci/phospho, thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D... làm cho khi đến tuổi trưởng thành, lượng khoáng chất đỉnh ở xương thấp và đây là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh loãng xương.

  • Người ít tập thể dụng, ít hoạt động ngoài trời, làm việc trong môi trường ngồi nhiều hay bất động quá lâu ngày do bệnh tật.

  • Hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, cà phê làm tăng nguy cơ mắc loãng xương do các chất kích thích này … làm tăng thải canxi qua đường thận và giảm hấp thu canxi ở đường tiêu hóa.

2. Nguy cơ không thể thay đổi

  • Bị còi xương, suy dinh dưỡng, kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ.

  • Tuổi càng lớn, nguy cơ mắc bệnh càng cao.

  • Trong gia đình đã từng có cha, mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương.

  • Bị mắc một số bệnh ảnh hưởng đến chuyển hóa canxi và tạo xương như: bệnh nội tiết: Cường tuyến vỏ thượng thận, cường tuyến cận giáp, cường tuyến giáp, bệnh mạn tính đường tiêu hoá dẫn đến hạn chế hấp thu vitamin D, protein, calci, thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ (mãn kinh sớm, suy buồng trứng sớm, cắt buồng trứng…),  … hay khi mắc bệnh suy thận mạn hoặc phải chạy thận nhân tạo dài ngày gây mất canxi qua đường tiết niệu, hay là các bệnh liên quan trực tiếp đến xương khớp như bị các bệnh xương khớp mạn tính đặc biệt là viêm khớp dạng thấp và thoái hoá khớp.

  • Sử dụng dài hạn một số thuốc: thuốc chữa tiểu đường (Insulin), chống động kinh (Dihydan), thuốc chống đông (Heparin) , nhóm thuốc chống viêm Corticosteroid (Làm giảm hấp thu canxi ở ruột, tăng bài xuất canxi ở thận, ức chế quá trình tạo xương và làm tăng quá trình hủy xương).

Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc Bệnh Loãng xương?

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 07/11/2023 19:36