Biện pháp trị Loãng xương và phác đồ điều trị Bệnh Loãng xương là gì?
Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh mà đưa ra lựa chọn điều trị cho phù hợp. Sau đây là một vài phương pháp điều trị bệnh loãng xương
1. Phương pháp điều trị không dùng thuốc (thay đổi lối sống và chế độ ăn uống)
-
Thay đổi/Điều chỉnh lại chế độ ăn uống: Ăn uống lành mạnh, bổ sung nguồn dinh dưỡng giàu calci (theo nhu cầu của cơ thể : từ 1.000-1.500 mg hàng ngày từ thức ăn hay thực phẩm, dược phẩm). Luôn đảm bảo cho người bệnh đủ lượng canxi, khoáng chất và vitamin. Hạn chế các yếu tố nguy cơ liên quan đến rượu, thuốc lá, … chú ý đến cân nặng: tránh thừa cân hoặc thiếu cân
-
Chế độ sinh hoạt: Tăng cường vận động, tăng dẻo dai cơ bắp, tránh té ngã…
Tập thể dục buổi sáng giúp tăng cường hấp thu vitamin D
Giảm sự tỳ đè lên cột sống, xương vùng hông hay đầu xương bằng cách sử dụng các dụng cụ, nẹp chỉnh hình cho cột sống và cho khớp háng.
2. Phương pháp dùng thuốc
Nếu bổ sung thông qua chế độ ăn không đủ thì sử dụng các thuốc sau (dùng đều đặn hàng ngày trong suốt quá trình điều trị).
-
Cung cấp lượng canxi và Vitamin D theo đúng khuyến cáo của bác sĩ. Cần bổ sung canxi từ 500 – 1 500mg/ ngày. Vitamin D từ 800 – 1 000 UI/ngày (hoặc chất chuyển hoá của vitamin D là Calcitriol 0,25 – 0,5 mcg).
-
Nhóm Bisphosphonat: Là nhóm thuốc được lựa chọn đầu tiên trong điều trị các bệnh lý loãng xương (phụ nữ sau mãn kinh, nam giới, người già, hay loãng xương do corticosteroid). Bisphosphonat làm chậm tốc độ xương bị phân hủy trong cơ thể bạn giúp duy trì mật độ xương và làm giảm nguy cơ gãy xương.
Strontium ranelat: là thuốc có tác động kép - vừa có tác dụng ức chế hủy xương vừa có tác dụng tăng tạo xương, phù hợp hoạt động sinh lý của xương.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.