Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Cơ-Xương-Khớp » Còi xương do thiếu vitamin D

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Còi xương do thiếu vitamin D bằng cách nào?

Cách kiểm tra-xét nghiệm và chẩn đoán của Bệnh Còi xương do thiếu vitamin D ra sao? Các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Còi xương do thiếu vitamin D bằng hình ảnh, video và các dấu hiệu nhận biết-biểu hiện theo từng giai đoạn bệnh khác nhau như thế nào? Chi phí cho việc xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Còi xương do thiếu vitamin D tốn bao nhiêu tiền? Và chi phí (bảng giá) xét nghiệm sàng lọc và kỹ thuật tầm soát ung thư (nếu có) của Bệnh Còi xương do thiếu vitamin D? Còi xương do thiếu vitamin D có cần xét nghiệm tế bào không? Cách xem kết quả và cách làm xét nghiệm-chẩn đoán Còi xương do thiếu vitamin D.

Còi xương do thiếu vitamin D

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Còi xương do thiếu vitamin D bằng cách nào?

1. Xét nghiệm

  • Phosphatase kiềm cao. Canxi máu bình thường hoặc giảm nhẹ. Phospho máu có thể thấp <4mg/dl.

  • Định lượng 25 OH-D giảm (bình thường 20-40ng/ml) nếu >100ng/ml là ngộ độc vitamin D. Điện giải đồ, thăm dò chức năng thận ( BUN và creatinin) khi nghi ngờ do bệnh lý thận. 

  • Sinh thiết xương: giúp chẩn đoán chắc chắn còi xương. 

  • PTH có thể tăng.

  • Xét nghiệm công thức máu: thiếu máu nhược sắc.

  • Khí máu: có thể có toan chuyển hóa, dự trữ kiềm giảm.

  • Biến đổi trong nước tiểu: phospho niệu tăng, acid amin niệu tăng, canxi niệu giảm, pH niệu giảm và NH3 bài tiết nhiều nên nước tiểu có mùi khai hơn bình thường.

  • X quang xương: (xương dài, xương sườn) có thể có biểu hiện của mất canxi xương (loãng xương do mất chất vôi) hay biến dạng xương. Mở rộng và bất thường ở đầu các xương dài, điểm cốt hoá chậm, đường cốt hoá lõm, nham nhở. Có thể thấy dấu vết của những lần gãy xương trước đây.

  • Xương lồng ngực: thấy chuỗi hạt sườn.

2. Chẩn đoán

Chẩn đoán còi xương do thiếu vitamin D dựa vào hỏi về tiền sử gia đình, tiền sử bệnh tật và chế độ ăn.

Chẩn đoán xác định: dựa vào các dấu hiệu thần kinh thực vật và xét nghiệm phosphatase kiềm tăng

Phân loại thể lâm sàng theo mức độ: 

  • Độ (I – nhẹ): triệu chứng chủ yếu là triệu chứng thần kinh thực vật, ít có biểu hiện ở xương, sau khi khỏi không để lại di chứng. 

  • Độ (II- trung bình): có biểu hiện lâm sàng rõ, thiếu máu nhẹ, toàn trạng bị ảnh hưởng. 

  • Độ (III-nặng): các biểu hiện ở xương rất nặng, giảm trương lực cơ, thiếu máu rõ.

Phân loại thể lâm sàng theo thời kỳ: 

  • Thời kỳ khởi phát: nổi bật là triệu chứng thần kinh thực vật, phosphatase kiềm tăng, có thể có dấu hiệu mềm xương.

  • Thời kỳ toàn phát: có đầy đủ triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm.

  • Thời kỳ hồi phục: không còn triệu chứng thần kinh thực vật, phosphatase kiềm giảm, Xquang xương thấy có đọng chất vôi, đường cốt hóa rõ.

  • Thời kỳ di chứng: chỉ còn di chứng ở hệ xương, các xét nghiệm bình thường, không có triệu chứng thần kinh thực vật.

Phân loại thể lâm sàng theo tính chất tiến triển:

  • Còi xương cấp: thường gặp trẻ đẻ non, trẻ dưới 6 tháng tuổi. Phosphatase kiềm tăng cao, các triệu chứng tiến triển nhanh, chủ yếu là triệu chứng thần kinh, mềm xương.

  • Bán cấp: tiến triển chậm, thường từ 9-12 tháng, trẻ có các dấu hiệu quá sản của tổ chức xương (vòng cổ tay, bướu).

  • Thể tái phát: chẩn đoán chủ yếu dựa vào X quang.

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Còi xương do thiếu vitamin D bằng cách nào?

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 08/05/2023 09:42