Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Cơ-Xương-Khớp » Chấn thương cột sống

Chấn thương cột sống là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Chấn thương cột sống là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Chấn thương cột sống. Phân loại Bệnh Chấn thương cột sống có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh Chấn thương cột sống bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh Chấn thương cột sống, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh Chấn thương cột sống. Và những điều cần biết khác về Chấn thương cột sống. Tìm hiểu xem Bệnh Chấn thương cột sống có nguy hiểm không? Chấn thương cột sống có lây không? Chấn thương cột sống có di truyền không?

Chấn thương cột sống

Chấn thương cột sống là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, xét nghiệm và chẩn đoán. Biện pháp điều trị Chấn thương cột sống

Chấn thương cột sống là bệnh gì?

Chấn thương cột sống là tình trạng tổn thương làm cho cột sống thay đổi cấu trúc, tạm thời hoặc vĩnh viễn mất chức năng vận động. Chấn thương cột sống gây ảnh hưởng đến tất cả khía cạnh trong cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể cảm thấy ảnh hưởng của chấn thương cột sống về mặt tình cảm, tinh thần và xã hội.

Chấn thương cột sống là bệnh gì?

Nguyên nhân nào gây Bệnh Chấn thương cột sống?

Nguyên nhân gây chấn thương cột sống gồm:

  • Tai nạn giao thông

  • Tai nạn lao động, ngã cao

  • Tai nạn thể thao

  • Vết thương cột sống do ẩu đả, khí nóng…

Cơ chế chấn thương: có hai cơ chế nổi bật trong chấn thương cột sống, cơ chế trực tiếp và gián tiếp.

  • Chấn thương trực tiếp: cột sống bị vật cứng tác động trực tiếp hoặc bệnh nhân bị ngã làm cột sống bị gập quá mức hoặc ưỡn quá mức.

  • Chấn thương gián tiếp: cột sống bị gập quá mức hoặc duỗi ngửa quá mức, hoặc kết hợp cả 2: gập duỗi quá mức, cột sống bị trật xoay theo trục ngang, nén ép theo chiều dọc đứng.

Chấn thương cột sống Nguyên nhân​​​​​​​

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Chấn thương cột sống là gì?

Các triệu chứng của chấn thương cột sống phụ thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương:

  • Nếu chỉ tổn thương ở các đốt sống, tủy sống chưa bị ảnh hưởng, triệu chứng chủ yếu là cảm giác đau tại chỗ ở vị trí bị tổn thương. Nếu có tổn thương hoặc chèn ép dây sống, các triệu chứng xuất hiện phụ thuộc vào phân đoạn tủy bị tổn thương. 

  • Bệnh nhân tổn thương các đốt sống cổ thường có triệu chứng khó thở nguyên nhân do liệt cơ hô hấp (khám có thể thấy có biểu hiện liệt cơ hoành hoặc lồng ngực di động rất kém). Bệnh nhân có yếu hoặc liệt các cơ được chi phối bởi phân đoạn tủy cổ (chi trên, chi dưới, cơ hô hấp), rối loạn cơ tròn, rối loạn cảm giác, giai đoạn choáng tủy có mất phản xạ gân xương. 

  • Bệnh nhân tổn thương các đốt sống ngực có một số triệu chứng như rối loạn cơ tròn, yếu, liệt chi, cảm giác đau tại khu vực bị tổn thương. 

  • Bệnh nhân tổn thương cột sống lưng có các triệu chứng chủ yếu là yếu hoặc liệt hai chi dưới, rối loạn cảm giác, rối loạn cơ tròn. 

  • Trong trường hợp chấn thương cột sống có tổn thương, chèn ép tủy sống, triệu chứng thường xuất hiện là tụt huyết áp (choáng tủy) nhưng mạch chậm. Đây là dấu hiệu cần chú ý để phát hiện sớm chấn thương cột sống. Tuy nhiên, các triệu chứng của chấn thương cột sống khó phát hiện trên lâm sàng và càng khó khăn hơn nếu bệnh nhân bị tai nạn có nhiều tổn thương phối hợp, không được đội cấp cứu chuyên nghiệp sơ cứu, điều kiện sơ cứu nghèo nàn.

Chấn thương cột sống Triệu chứng​​​​​​​

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Chấn thương cột sống bằng cách nào?

Bác sĩ có thể chẩn đoán chấn thương cột sống bằng kiểm tra chức năng vận động và cram giác, đồng thời đặt một số câu hỏi về chấn thương như: xảy ra khi nào, cảm giác ở lưng ra sao…

Có thể chỉ định một số phương pháp để chẩn đoán chấn thương cột sống gồm:

  • Chụp X-quang: giúp phát hiện các vấn đề về cột sống, gãy xương hoặc thoái hóa cột sống.

  • Chụp CT: cung cấp hình ảnh rõ ràng về những bất thường của cột sống không quan sát được trên X-quang. 

  • Chụp cộng hưởng từ MRI: rất hữu ích để chẩn đoán chấn thương cột sống, cục máu đông hoặc khối khác gây chèn ép tủy sống.

Chấn thương cột sống Xét nghiệm và chẩn đoán​​​​​​​

Biện pháp trị Chấn thương cột sống và phác đồ điều trị Bệnh Chấn thương cột sống là gì?

Thông thường, bệnh nhân chấn thương cột sống sẽ được chỉ định nhiều biện pháp chữa trị đồng thời như điều trị bằng thuốc, phẫu thuật…

  • Sơ cứu: cần cấp cứu khẩn cấp bệnh nhân bị chấn thương cột sống để giảm tác động của chấn thương lên đầu hoặc cổ. Ngay tại hiện trường tai nạn thường đã bắt đầu việc điều trị chấn thương cột sống. Bệnh nhân thường được cố định cột sống nhanh chóng và nhẹ nhàng nhất có thể trong khi vận chuyển đến bệnh viện.

  • Điều trị bằng thuốc: trong vòng 8 giờ sau khi bị thương, methylprednisolone có thể  được chỉ định. Một số bệnh nhân có cải thiện đau nhức cột sống sau khi dùng thuốc này. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc để kiểm soát tác động của chấn thương cột sống gồm thuốc giảm đau, giảm co cứng cơ, thuốc hỗ trợ kiểm soát bàng quang và nhu động ruột.

  • Phẫu thuật: phẫu thuật để loại bỏ mô hoặc chất lỏng gây chèn ép tủy sống, loại bỏ mảnh đĩa đệm, mảnh xương, hoặc dị vật hoặc đặt nẹp cột sống.

  • Sử dụng nẹp để kéo hoặc căn chỉnh cột sống: giúp ổn định cột sống.

  • Vật lý trị liệu: giúp phục hồi chức năng của cột sống, tập trung vào việc tối ưu khả năng vận động của bệnh nhân. Tùy vào vị trí chấn thương và mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu khác nhau. Một số bài tập phổ biến là bài tập về kéo căng cột sống, phạm vi chuyển động, aerobic, tập đi đúng tư thế… Đây là phương pháp rất hiệu quả giúp tối ưu khả năng vận động của bệnh nhân. Các bệnh nhân chấn thương cột sống nên thường xuyên thực hiện vật lý trị liệu vì giúp kích thích đường thần kinh trong tủy sống.

Chấn thương cột sống Cách điều trị​​​​​​​

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 03/11/2023 15:59