Bệnh Lý » Bệnh » Bệnh Cơ-Xương-Khớp » Chấn thương

Chấn thương là gì? Nguyên nhân, triệu chứng-điều trị

Chấn thương là gì? Nguyên nhân, triệu chứng (dấu hiệu nhận biết-biểu hiện), xét nghiệm-chẩn đoán và biện pháp phác đồ điều trị khi bị Chấn thương. Phân loại Bệnh Chấn thương có mấy loại? Ngoài ra, các thông tin khác bổ sung về Bệnh Chấn thương bao gồm: Cách phòng ngừa, các giai đoạn Bệnh Chấn thương, những biến chứng thường gặp và đối tượng nguy cơ mắc Bệnh Chấn thương. Và những điều cần biết khác về Chấn thương. Tìm hiểu xem Bệnh Chấn thương có nguy hiểm không? Chấn thương có lây không? Chấn thương có di truyền không?

Chấn thương

Chấn thương là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, xét nghiệm và chẩn đoán. Biện pháp điều trị Chấn thương

Chấn thương là bệnh gì?

Chấn thương là tổn thương ở bất cứ vị trí nào của cơ thể. Nguyên nhân gây ra chấn thương thường là tai nạn, té ngã ở khu vui chơi, nơi làm việc hay bị bạo lực… Một số loại chấn thương phổ biến gồm trầy xước, tụ máu, vết rách, trật khớp, bong gân, gãy xương, căng cơ, bỏng…

Chấn thương là bệnh gì?

Nguyên nhân nào gây Bệnh Chấn thương?

Bất cứ vật gì có khả năng cho cơ thể bị tổn thương đều có thể là nguyên nhân gây ra chấn thương. Các thương tích có thể là do cố ý hay vô tình, như có thể do các vật trong trường hợp bạo lực, ngã, va chạm ở tốc độ cao, bị côn trùng hoặc động vật cắn, tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, lửa hoặc hóa chất và chất độc. 

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra chấn thương bao gồm:

  • Hành vi bạo lực.

  • Tai nạn.

  • Vết thương do vết đốt hoặc cắn.

  • Bỏng (nhiệt, điện hoặc hóa chất).

  • Ngã, tác động.

  • Phơi nhiễm và ngộ độc hóa chất.

  • Chấn thương thể thao.

Chấn thương Nguyên nhân​​​​​​​

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng Bệnh Chấn thương là gì?

Các triệu chứng chấn thương phụ thuộc vào loại chấn thương và mức độ nghiêm trọng. Các thương tích có thể là trầy xước, vết bầm tím, vết cắt nhỏ đến vết thương hở lớn hay bỏng nặng, có thể dẫn đến bất tỉnh.

Khi bị chấn thương thường gặp một số triệu chứng:

  • Trầy xước da.

  • Chảy máu, không kiểm soát được chảy máu hoặc chảy máu nhiều.

  • Biến dạng xương khớp.

  • Đỏ da, phồng rộp, bỏng.

  • Sưng khớp.

  • Vết cắt.

  • Đau.

  • Giảm khả năng vận động.

  • Sưng mô, có thể có sự đổi màu hoặc không.

Một số triệu chứng nghiêm trọng, có thể là dấu hiệu đe dọa tính mạng:

  • Đồng tử không phản ứng với ánh sáng hoặc kích thước đồng tử bất thường.

  • Chấn thương bụng hoặc chảy máu khi mang thai.

  • Móng tay hoặc môi có màu hơi xanh.

  • Thay đổi ý thức hoặc không tỉnh táo, ví dụ như không có phản ứng hoặc bất tỉnh.

  • Đau tức ngực, đánh trống ngực.

  • Tê liệt hoặc một phần cơ thể mất khả năng cử động.

  • Gặp một số vấn đề về hô hấp, ví dụ như thở gấp, khó thở, thở khò khè, nghẹt thở, không thở được.

  • Đau dữ dội.

  • Biến dạng xương, bỏng nặng, chấn thương mắt, chấn thương nặng ở vùng đầu, cổ hoặc lưng.

  • Chảy máu nhiều, xuất huyết hoặc không kiểm soát được tình trạng chảy máu.

  • Nôn ra máu, trực tràng chảy máu hoặc trong phân có máu.

  • Mạch yếu hoặc không có.

Chấn thương Triệu chứng

Xét nghiệm và chẩn đoán Bệnh Chấn thương bằng cách nào?

Điều quan trọng nhất khi gặp bệnh nhân bị chấn thương là thực hiện sơ cứu vị trí bị chấn thương khẩn cấp và kịp thời.

Sau đó, một số xét nghiệm có thể được chỉ định thực hiện để hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn gồm:

  • Xét nghiệm máu.

  • Chẩn đoán hình ảnh: chụp X-quang, CT, MRI.

Chấn thương Xét nghiệm và chẩn đoán​​​​​​​

Biện pháp trị Chấn thương và phác đồ điều trị Bệnh Chấn thương là gì?

  • Có thể xử trí các chấn thương nhẹ bằng các kỹ thuật sơ cứu cơ bản. Các chấn thương lớn có thể cần đánh giá y tế hoặc can thiệp trong các trường hợp khẩn cấp.

  • Phương pháp điều trị chấn thương được xác định tùy theo loại thương tích và mức độ nghiêm trọng. Trong những trường hợp chấn thương nặng, cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ cho bệnh nhân và thực hiện cấp cứu ngay lập tức. Điều quan trọng là ngăn ngừa để không xảy ra bất kỳ chấn thương nào khác.

  • Điều trị chấn thương phụ thuộc vào loại chấn thương và mức độ nghiêm trọng. Một số chấn thương có thể điều trị bằng một số kỹ thuật sơ cứu cơ bản như làm sạch vết thương, băng vết thương, chườm đá, nghỉ ngơi, băng ép và nâng cao. Những chấn thương nặng có thể yêu cầu hồi sức tim phổi hoặc các thủ tục hồi sức khác, khâu vết thương hoặc phẫu thuật.

Một số phương pháp điều trị chấn thương phổ biến gồm:

  • Làm sạch vết thương. 

  • Băng vết thương.

  • Hồi sức để duy trì thông khí, tuần hoàn và lượng máu.

  • Nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và nâng cao, đặc biệt đối với những người bị bong gân, kéo cơ, căng cơ hay gặp các chấn thương mô mềm khác.

  • Nẹp, bó bột, nắn xương gãy hay trật khớp.

  • Ổn định cổ và lưng.

  • Khâu các lớp bề mặt của da.

  • Phẫu thuật để cầm máu, loại bỏ dị vật, sửa chữa hoặc loại bỏ mô hoặc cơ quan bị tổn thương.

  • Truyền máu cho bệnh nhân để bù lượng máu mất đi.

  • Sử dụng thuốc kháng sinh để phòng nhiễm trùng.

  • Sử dụng thuốc giảm đau giúp bệnh nhân giảm khó chịu.

  • Vật lý trị liệu giúp chức năng vận động được cải thiện.

  • Sử dụng các thuốc cortisone tại chỗ, epinephrine hoặc thuốc kháng histamin cho các vết thương có liên quan đến dị ứng, như ong đốt hay vết cắn của bọ.

Chấn thương Cách điều trị​​​​​​​

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên môn, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.

Cập nhật: 03/11/2023 15:46